Tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 ngắn gọn? Mục tiêu của Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Nội dung chính
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 ngắn gọn?
Chiến tranh thế giới thứ 2 là một trong những cuộc xung đột quy mô lớn nhất lịch sử, diễn ra từ năm 1939 đến 1945. Cuộc chiến này xoay quanh hai phe chính: Phe Đồng Minh (Anh, Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc...) và Phe Trục (Đức, Ý, Nhật Bản).
* Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 được chia làm các giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn mở đầu (1939-1941):
- Năm 1939: Đức Quốc xã do Adolf Hitler lãnh đạo tấn công Ba Lan và 1/9/1939. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh.
- Năm 1940: Đức áp dụng chiến thuật "Chiến tranh chớp nhoáng," nhanh chóng chiếm các nước: Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, và Pháp. Paris thất thủ vào tháng 6/1940.
- Trận Anh (1940): Đức tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm chiếm Anh nhưng thất bại.
- Ý tham chiến: Ý gia nhập Phe Trục, mở rộng chiến sự ở Bắc Phi và vùng Balkan.
- Nhật Bản bành trướng tại châu Á: Nhật chiếm nhiều khu vực ở Trung Quốc và Đông Nam Á, mở đầu kế hoạch thống trị Thái Bình Dương.
2. Giai đoạn mở rộng (1941-1943):
- Năm 1941: Đức xâm lược Liên Xô (Chiến dịch Barbarossa): Đức phá vỡ hiệp ước không xâm phạm, tấn công Liên Xô. Tuy nhiên, chiến dịch bị chặn đứng tại mặt trận Moscow.
- Nhật tấn công Trân Châu Cảng (7/12/1941): Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ tại Hawaii, khiến Mỹ tham gia vào cuộc chiến.
- Mở rộng chiến trường Thái Bình Dương: Nhật chiếm các vùng lãnh thổ lớn như Philippines, Đông Dương, Malaysia, và Indonesia.
3. Giai đoạn phản công (1943-1944):
- Các trận chiến bước ngoặt (năm 1942-1943):
+ Trận Stalingrad (1942-1943): Liên Xô giành chiến thắng lớn, đẩy lùi quân Đức, đánh dấu bước ngoặt ở mặt trận phía Đông.
+ Trận El Alamein (1942): Quân Đồng Minh đẩy lùi quân Đức và Ý khỏi Bắc Phi.
+ Trận Midway (1942): Hải quân Mỹ đánh bại Nhật, làm suy yếu lực lượng Nhật tại Thái Bình Dương.
+ Năm 1943: Quân Đồng Minh đổ bộ vào Sicily và miền nam Ý, buộc Mussolini mất quyền lực.
4. Giai đoạn kết thúc (1944-1945):
- Quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy, Pháp, mở mặt trận phía Tây và tiến về giải phóng Paris vào ngày 6/6/1944.
- Liên Xô phản công mạnh mẽ: Quân đội Liên Xô tiến hành các chiến dịch lớn, chiếm lại lãnh thổ và áp sát Berlin.
- Tháng 4/1945: Hitler tự sát, Đức đầu hàng vô điều kiện (8/5/1945), kết thúc chiến tranh ở châu Âu.
- Tháng 8/1945: Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện (2/9/1945), kết thúc chiến tranh thế giới.
==> Kết quả của chiến tranh thế giới thứ 2:
- Thương vong: Khoảng 70-85 triệu người chết, bao gồm cả dân thường và binh lính.
- Đức Quốc xã và Phát xít Ý, Nhật sụp đổ.
- Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm duy trì hòa bình.
- Chiến tranh Lạnh bùng nổ giữa Mỹ và Liên Xô, định hình thế giới trong nửa sau thế kỷ 20.
Lưu ý: nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 ngắn gọn? Mục tiêu của Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử cấp trung học phổ thông như thế nào?
Căn cứ mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử cấp trung học phổ thông như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.