Thế chấp máy móc, thiết bị thì có phải đăng ký giao dịch bảo đảm không?
Nội dung chính
Thế chấp máy móc, thiết bị thì có phải đăng ký giao dịch bảo đảm không?
Tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định:
- Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
+ Thế chấp quyền sử dụng đất;
+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
+ Thế chấp tàu biển.
- Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
+ Thế chấp tài sản là động sản khác;
+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
+ Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện việc thế chấp máy móc, thiết bị thì không bắt buộc phải đăng ký. Nhưng nếu một trong các bên, bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp có mong muốn được đăng ký thì vẫn thực hiện việc đăng ký thế chấp.