17:02 - 18/11/2024

Thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ trực tuyến

Thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ trực tuyến

Nội dung chính

    ​Thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ trực tuyến

    Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, hiện tại công ty chúng tôi muốn cung cấp dịch vụ đào tạo ngoại ngữ trực tuyến. (Không phải là trung tâm ngoại ngữ mà là cung cấp dịch vụ dạy học trực tuyến) Để đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, rất mong được tư vấn về các thủ tục pháp lý,quy định về pháp lý để công ty chúng tôi có thể thành lập doanh nghiệp,và hoạt động tại thị trường Việt Nam.

    I. Thành lập công ty bởi công ty có 100 vốn đầu tư nước ngoài.

    1. Xin chủ trương đầu tư

    Luật Đầu tư 2014 quy định về xin chủ trương đầu tư theo đó, tùy vào tính chất, tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của quyết định đầu tư mà nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Đối với hoạt động đầu tư để phát triển kinh tế, Điều 32 Luật Đầu tư quy định UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với:

    a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    Nếu không rơi vào trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp không phải xin chủ trương đầu tư mà tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo các nội dung như chúng tôi tư vấn dưới đây:

    2. Hồ sơ đăng ký đầu tư cần có:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    3. Thẩm quyền giải quyết (điều 38 Luật Đầu tư 2014):

     Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà địa điểm thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

    4. Thời gian giải quyết (điều 37 Luật Đầu tư):

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    II. Về hoạt động đào tạo ngoại ngữ.

    1. Tổ chức hoạt động đào tạo ngoại ngữ

    Để thực hiện hoạt động đào tạo ngoại ngữ, doanh nghiệp cần thành lập trung tâm ngoại ngữ có tên gọi, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm theo quy định tại điều 5 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

    2. Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ:

    - Có đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm theo yêu cầu. Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.

    - Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.

    - Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

    -  Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.

    - Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đào tạo

    Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các trung tâm ngoại ngữ do doanh nghiệp thành lập (điều 13 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT).

    4. Hồ sơ thành lập trung tâm gồm:

    - Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do giám đốc trung tâm ký tên, đóng dấu;

    - Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    -  Nội quy hoạt động của trung tâm;

    - Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động;

    - Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

    - Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

    -  Các quy định về học phí, lệ phí;

    -  Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

    e. Trình tự, thủ tục cấp phép:

    - Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được làm thành 1 bộ và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

    - Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

    - Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

    - Trường hợp trung tâm chưa đủ điều kiện để hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

    3.  Về việc đăng ký website thương mại điện tử

    Như bạn trao đổi, doanh nghiệp của bạn dự định tiến hành hoạt động đào tạo ngoại ngữ trực tuyến thông qua website.

    Theo điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về mại điện tử: hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

    Doanh nghiệpthiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương theo quy định sau đây:

    - Quy trình: Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

    + Thương nhân truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử thông qua việc đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống;

    + Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký : Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống; sau khi đăng nhập, thương nhân chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin. Trong thời hạn 3 ngày làm việc , thương nhân sẽ nhận được thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về việc xác nhận thông tin khai báo hợp lệ, đầy đủ hoặc chưa đạt để khai báo lại. Thương nhân cần theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

    + Xác nhận thông báo từ Bộ Công thương: trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ gửi cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo tương ứng doanh nghiệp tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

    3