Tết Khmer 2025 tổ chức ở đâu? Tết Khmer 2025 có những hoạt động nào?
Nội dung chính
Tết Khmer 2025 tổ chức ở đâu? Tết Khmer 2025 có những hoạt động nào?
Theo Công văn số 1200-CV/TU năm 2025 của Thành ủy Cần Thơ về việc tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nêu rõ thời gian tổ chức Tết Khmer 2025.
Tết Khmer, còn gọi là Chôl Chnăm Thmây, là dịp lễ cổ truyền rất quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ. Năm 2025, lễ Tết Khmer sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch. Tổ chức tại các địa phương Khmer sinh sống: Như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… chính quyền tổ chức nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng. Đây không chỉ là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới theo lịch Khmer cổ, mà còn là dịp để người Khmer tưởng nhớ tổ tiên, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc văn hóa.
(1) Hoạt động trong lễ hội
- Ngày đầu tiên (14/4/2025 – Chôl Sangkran Thmây): Người dân Khmer chuẩn bị chu đáo, mặc đẹp, mang theo lễ vật đến chùa để tham gia lễ rước lịch mới. Nghi thức rước lịch diễn ra long trọng, mọi người đi quanh chánh điện ba vòng rồi vào lễ Phật, tụng kinh. Ban đêm, người lớn nghe pháp, còn giới trẻ tham gia các trò chơi dân gian và văn nghệ như múa Rom vong, Rô băm, Du kê.
- Ngày thứ hai (15/4/2025 – Wanabot): Buổi sáng dâng cơm và phẩm vật lên chùa để tạo phước. Buổi chiều, người dân đắp các ngọn núi cát theo tám hướng quanh một núi trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ, đồng thời thắp hương và cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bình an.
- Ngày thứ ba (16/4/2025 – Lơn-sắtk): Ngày này có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng Khmer. Người dân đến chùa tắm tượng Phật, dâng lễ và tham dự lễ cầu siêu do Chư Tăng chủ trì để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, các vị sư đã viên tịch và anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho dân tộc.
(2) Nét đẹp văn hóa của Tết Khmer
Lễ hội không chỉ là dịp sum họp mà còn là thời điểm để thế hệ trẻ hiểu thêm về truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng của Việt Nam. Các hoạt động trong Tết Khmer đều hướng đến sự gắn kết cộng đồng, tinh thần nhân văn và lòng hiếu kính, thể hiện qua từng nghi lễ, phong tục và hành động giản dị.
Thông qua những lễ nghi đặc sắc như tắm Phật, dâng cơm chùa, múa Rom Vong hay lễ hội té nước, các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống được truyền lại một cách tự nhiên và sống động từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đây cũng là cơ hội để các dân tộc anh em trong cùng một vùng đất hiểu hơn về nhau, từ đó củng cố tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống hài hòa và bền vững. Việc duy trì và phát huy lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và lòng tự hào dân tộc trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại hóa.
Tết Khmer 2025 tổ chức ở đâu? Tết Khmer 2025 có những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Tết Khmer 2025 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tết Khmer không được xem là một trong những ngày lễ lớn chính thức trên toàn quốc. Đây là lễ truyền thống riêng của đồng bào dân tộc Khmer, mang tính chất văn hóa dân tộc thiểu số.