08:37 - 10/10/2024

Quy định của pháp luật về trình bày tên văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội như thế nào?

Trình bày tên văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội được quy định thế nào? Tên văn bản của luật, pháp lệnh được trình bày ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về trình bày tên văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội như thế nào?

    Trình bày tên văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước được quy định tại Điều 33 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước như sau:

    1. Tên văn bản của luật, pháp lệnh được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản; tên loại văn bản, tên gọi của văn bản được trình bày trên các dòng riêng.
    2. Đối với các văn bản khác, tên văn bản được trình bày như sau:
    a) Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản;
    b) Tên gọi của văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; đặt dưới tên loại văn bản và canh giữa theo chiều ngang của văn bản.
    3. Đối với văn bản được ban hành kèm theo, nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản và liền dưới tên văn bản.

    Trên đây là quy định về Trình bày tên văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14.

    2