08:32 - 13/11/2024

Quy định chung về các trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?

Quy định chung về các trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? 

Nội dung chính

    Quy định chung về các trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?

    Theo quy định tại Mục 4 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT thì:

    4001. Số trung tâm giáo dục thường xuyên; số trung tâm học tập cộng đồng; số trung tâm ngoại ngữ, tin học; số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện); trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh).

    - Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

    - Trung tâm ngoại ngữ - tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chuyên về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho mọi người dân có nhu cầu; Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.

    - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Đây là mô hình giáo dục công lập trên địa bàn cấp huyện hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo (tiền thân của mô hình TTGDNN-GDTX là sự sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện, bao gồm: TTGDTX; TTKTTH-HK và TTDN cấp huyện).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

    4002. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Cán bộ quản lý: bao gồm giám đốc và phó giám đốc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;

    - Giáo viên giáo dục thường xuyên (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;

    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

    4003. Số người học các chương trình giáo dục thường xuyên.

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Học viên xóa mù chữ: Là những người đang học chương trình xóa mù chữ nhằm cung cấp kỹ năng đọc viết và làm tính cho thanh thiếu niên và người lớn.

    - Học viên được công nhận biết chữ: Là những học viên đã hoàn thành lớp 3 của chương trình xóa mù chữ, hoặc hoàn thành lớp 3 của chương trình giáo dục tiểu học.

    - Học viên bổ túc văn hóa: Là những học viên đang học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Học viên vừa làm vừa học, học từ xa: Là những học viên đang học chương trình giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Học viên khuyết tật: là người khuyết tật đang theo học hoặc được hỗ trợ giáo dục tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

    - Học viên lớn tuổi: Là những người đang học tại các TTHTCĐ, theo các chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ... đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người dân trong cộng đồng.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Giới tính.

    - Dân tộc.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

     

    9