11:59 - 12/11/2024

Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

    Chích mật ong vào dược liệu là một trong những phương pháp phức chế dược liệu có sử dụng phụ liệu là mật ong trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ, giảm độc tính, vị đắng chát, tăng nhuận phế, chỉ hoa của thuốc. Hoạt động chích mật ong vào dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

    Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 5 Điều 12 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

    a) Mục đích:

    - Tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ của vị thuốc và hòa hoãn tính dược để giảm bớt độc tính;

    - Giảm vị đắng chát, tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho của vị thuốc.

    b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

    - Tẩm hoặc trộn đều mật ong luyện vào dược liệu, ủ khoảng 1 giờ cho thấm hết, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao nhỏ lửa và đảo đều liên tục cho đến khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt có màu, sờ không dính tay, lấy ra tãi mỏng cho nguội.

    - Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Cam thảo, Hoàng kỳ, Bách hợp, Tử uyển, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp, Khoản đông hoa, Bách bộ, Ma hoàng...

    c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, sờ không dính tay, có màu vàng hoặc sẫm hơn màu dược liệu, vị ngọt, thơm đặc trưng.

     

    202
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ