Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngành Công an được quy định chi tiết ra sao?
Nội dung chính
Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngành Công an
Tại Điều 14 Thông tư 140/2020/TT-BCA, có quy định nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngành Công an, như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 17 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
- Quyết định thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Quyết định hướng tấn công chính và bố trí lực lượng, phương tiện triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các bước triển khai thực hiện biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phân chia khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chỉ định và phân công nhiệm vụ cho người chỉ huy các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Tổ chức bảo đảm điều kiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp trên theo quy định.
- Cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về tình hình, kết quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Quy định về ủy quyền, giao quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tại Điều 15 Thông tư 140/2020/TT-BCA, có quy định về việc ủy quyền, giao quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngành Công an, như sau:
- Người chỉ huy có thẩm quyền cao hơn có thể ủy quyền cho người chỉ huy đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tục thực hiện công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Trong trường hợp phải rời khỏi nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn để thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy đang thực hiện nhiệm vụ phải giao quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người có thẩm quyền thấp hơn một cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này và phải thông báo cho bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị.