16:16 - 18/12/2024

Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ không? Ngân hàng Nhà nước có được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp không?

Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ không? Ngân hàng Nhà nước có được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp không?

Nội dung chính

    Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ không?

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 16/2017/NĐ-CP về vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước như sau:

    Vị trí và chức năng
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước ta thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối cũng như phát hành tiền và cung ứng dịch vụ tiền tệ.

    Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ không? Ngân hàng Nhà nước có được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp không?

    Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ không? Ngân hàng Nhà nước có được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp không?

    Ngân hàng Nhà nước có được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp không?

    Theo quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
    1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
    4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
    5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
    6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
    7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
    8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
    9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
    10. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
    11. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
    12. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
    13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
    ...

    Như vậy, Ngân hàng Nhà nước được quyền sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Ngân hàng Nhà nước gồm những đơn vị nào?

    Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước gồm những đơn vị sau:

    - Vụ Chính sách tiền tệ.

    - Vụ Quản lý ngoại hối.

    - Vụ Thanh toán.

    - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

    - Vụ Dự báo, thống kê.

    - Vụ Hợp tác quốc tế.

    - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

    - Vụ Kiểm toán nội bộ.

    - Vụ Pháp chế.

    - Vụ Tài chính - Kế toán.

    - Vụ Tổ chức cán bộ.

    - Vụ Thi đua - Khen thưởng.

    - Vụ Truyền thông.

    - Văn phòng.

    - Cục Công nghệ thông tin.

    - Cục Phát hành và kho quỹ.

    - Cục Quản trị.

    - Sở Giao dịch.

    - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

    - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    - Viện Chiến lược ngân hàng.

    - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

    - Thời báo Ngân hàng.

    - Tạp chí Ngân hàng.

    - Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

    - Học viện Ngân hàng.

    57