Khi nào được xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên?
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý:
- Điều 20, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015;
- Điều 1 Luật Trẻ em 2016;
Tiêu chí | Độ tuổi |
Trẻ em | Dưới 16 tuổi |
Vị thành niên | Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi |
Thành niên | Từ đủ 18 tuổi trở lên |
Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.
- Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!