Hướng dẫn viết bản kiểm điểm mẫu 02B dành cho giáo viên năm 2024?
Nội dung chính
Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 là mẫu bản kiểm điểm dành cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
Tải về mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 tại đây
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm mẫu 02B dành cho giáo viên
- Điền tên Đảng bộ, chi bộ vào phần trống đầu trang.
- Ghi ngày, tháng, năm lập bản kiểm điểm.
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân, họ tên, ngày sinh, đơn vị công tác (trường hoặc nơi bạn làm việc), và chi bộ mà bạn sinh hoạt.
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
3. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
4. Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
5. Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
>>> Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
6. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm:
Tôi luôn tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân để hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ lãnh đạo và giảng dạy.
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm:
- Chưa đảm bảo sự giám sát sát sao trong việc quản lý chất lượng dạy học:
- Chưa thực hiện được sự đổi mới toàn diện trong công tác quản lý giáo dục:
- Hiệu quả quản lý nhân sự và phân công công việc chưa cao:
- Chưa kiểm soát được hiệu quả sử dụng tài nguyên và trang thiết bị giảng dạy:
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Khối lượng công việc quản lý trường học khá lớn và phức tạp, với nhiều nhiệm vụ phải xử lý đồng thời như quản lý học sinh, giáo viên, hoạt động phong trào, và các sự kiện của nhà trường. Điều này khiến việc theo dõi sát sao từng công việc cụ thể gặp khó khăn.
+ Sự thay đổi nhanh chóng của các chính sách giáo dục, yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ trong giáo dục đòi hỏi thời gian để giáo viên làm quen và thích ứng. Sự chuẩn bị của đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, dẫn đến khó khăn trong việc đổi mới đồng bộ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Khả năng sắp xếp thời gian chưa hiệu quả: Trong vai trò quản lý, đôi khi tôi ưu tiên các nhiệm vụ hành chính và công tác chuyên môn quá nhiều, dẫn đến thời gian dành cho việc kiểm tra và theo dõi công tác giảng dạy còn hạn chế.
+ Chưa có nhiều sáng kiến đột phá trong công tác phân bổ nhân sự và quản lý hoạt động giáo viên. Việc phân công nhiệm vụ đôi khi chưa phù hợp với khả năng và chuyên môn của từng cá nhân, dẫn đến hiệu quả công việc chưa đạt như mong đợi.
+ Khả năng hướng dẫn giáo viên trong việc sử dụng công nghệ và thiết bị giảng dạy mới còn hạn chế. Bản thân tôi cần phải nâng cao thêm kỹ năng về quản lý tài nguyên và trang thiết bị, cũng như hỗ trợ giáo viên trong việc áp dụng các công nghệ mới vào công tác giảng dạy.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
- Giám sát chất lượng giảng dạy: Tôi đã tham gia dự giờ, yêu cầu các tổ bộ môn báo cáo định kỳ và phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn trong ban giám hiệu. Tuy nhiên, việc giám sát chưa thực hiện đồng đều ở tất cả các bộ môn.
- Đổi mới quản lý giáo dục: Đã triển khai một số cải tiến, đặc biệt là áp dụng công nghệ vào giảng dạy. Tuy nhiên, do giáo viên còn chưa quen, hiệu quả chưa đạt yêu cầu như mong đợi.
- Quản lý nhân sự và phân công công việc: Đã điều chỉnh phân công công việc theo năng lực giáo viên, tạo kênh phản hồi để lắng nghe ý kiến. Kết quả bước đầu cho thấy một số phong trào được cải thiện, nhưng vẫn cần theo dõi.
- Sử dụng trang thiết bị giảng dạy: Tổ chức các buổi tập huấn về sử dụng công nghệ, nhưng giáo viên còn gặp khó khăn, cần tiếp tục hỗ trợ.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
- Tăng cường giám sát giảng dạy: Phân công rõ nhiệm vụ giám sát trong ban giám hiệu, thường xuyên dự giờ và thu thập phản hồi từ học sinh.
- Đổi mới công tác quản lý: Đẩy mạnh đào tạo kỹ năng công nghệ cho giáo viên, khuyến khích họ thử nghiệm phương pháp mới, và tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự: Đánh giá năng lực giáo viên định kỳ, phân công công việc hợp lý và tăng cường động viên, khen thưởng để khuyến khích tham gia phong trào.
- Sử dụng hiệu quả trang thiết bị: Tiếp tục tổ chức tập huấn về sử dụng công nghệ, theo dõi hiệu quả sử dụng thiết bị và tạo điều kiện để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm.
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ > Hoàn thành tốt nhiệm vụ > Hoàn thành nhiệm vụ > Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại đảng viên:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ > Hoàn thành tốt nhiệm vụ > Hoàn thành nhiệm vụ > Không hoàn thành nhiệm vụ
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm mẫu 02B dành cho giáo viên năm 2024? (Hình từ Internet)
Giáo viên thực hiện kiểm điểm ở đâu?
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định124-QĐ/TW năm 2023 thì nơi kiểm điểm được quy định như sau:
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất.
Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
Các bước đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với giáo viên được thực hiện như thế nào?
Các bước đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với giáo viên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quyết định124-QĐ/TW năm 2023 như sau:
- Bước 1: Tập thể, cá nhân tự đánh giá, xếp loại.
Căn cứ tiêu chí xếp loại, từng tổ chức, tập thể, cá nhân tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 1 trong 4 mức theo quy định tại Điều 12.
- Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại.
Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của tập thể, cá nhân và ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng.
- Bước 3: Cấp có thẩm quyền quyết định xếp loại chất lượng.
Đối với những tập thể, cá nhân sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng nếu có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật Nhà nước, mất đoàn kết nội bộ thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại.