Thứ 4, Ngày 30/10/2024
13:44 - 16/10/2024

Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập các Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập các Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập các Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) quy định các Văn phòng Thừa phát lại bị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

    - Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, trong đó có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập; thời gian thực hiện hợp nhất, sáp nhập; phương án xử lý tài sản, sử dụng lao động của các Văn phòng; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng và các nội dung khác có liên quan;

    - Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng tính đến ngày đề nghị hợp nhất, sáp nhập;

    - Biên bản kiểm kê các hồ sơ nghiệp vụ và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập;

    - Danh sách Thừa phát lại hợp danh và Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có) tại các Văn phòng;

    - Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng.