17:01 - 13/11/2024

Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào?

Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào?

Nội dung chính

    Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào?

    Căn cứ Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định đối tượng không chịu thuế:

    Đối tượng không chịu thuế

    Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

    1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

    2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

    a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

    b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

    c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

    d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

    ...

    Theo đó, hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

    - Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

    - Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

    + Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;

    + Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

    + Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

    + Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

    + Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;

    + Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

    - Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;

    - Xe ô tô cứu thương;

    - Xe ô tô chở phạm nhân;

    - Xe ô tô tang lễ;

    - Xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên;

    - Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

    - Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

    Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi nào? (Hình từ Internet)

    Đối tượng nào nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Căn cứ Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định người nộp thuế:

    Người nộp thuế

    Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Như vậy, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

    - Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm thuế khi nào?

    Căn cứ Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định giảm thuế:

    Giảm thuế

    Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

    Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

    Theo quy định trên, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm thuế khi gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

    Trân trọng!

    3