Động năng là gì? Công thức tính động năng đầy đủ nhất? Học sinh lớp 10 cần đạt những yêu cầu gì khi học về động năng?
Nội dung chính
Động năng là gì? Công thức tính động năng đầy đủ nhất?
* Động năng là gì?
Động năng là năng lượng mà một vật có được nhờ chuyển động của nó. Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
* Công thức tính động năng:
Wđ = 1/2 mv^2 (J)
Trong đó:
- m là khối lượng của vật (kg),
- v là vận tốc của vật chuyển động (m/s).
- Wd là động năng, có đơn vị là jun (J).
Từ công thức động năng, ta có thể tính:
- Vận tốc của vật:
- Khối lượng của vật:
* Một số lưu ý về động năng:
- Động năng là đại lượng vô hướng và luôn có giá trị dương.
- Vận tốc có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, cho nên động năng cũng có tính tương đối. Thông thường khi không nói đến hệ quy chiếu, ta hiểu động năng được xác định trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
- Công thức tính động năng xác định động năng của chất điểm chuyển động và cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến vì khi đó mọi điểm của vật có cùng một vận tốc.
- Định lý động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Trong đó:
là động năng ban đầu của vật (J)
là động năng lúc sau của vật (J)
A là công của các ngoại lực tác dụng vào vật (J):
+ Khi lực tác dụng sinh công dương thì động năng của vật tăng (vật sinh công âm).
+ Khi lực tác dụng sinh công âm thì động năng của vật giảm (vật sinh công dương).
* Liên hệ giữa động năng và công của lực
- Xét vật khối lượng m chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc a từ trạng thái đứng yên dưới tác dụng của lực không đổi F.
- Động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật
Lưu ý: thông tin về động năng là gì? Công thức tính động năng chỉ mang tính tham khảo
Động năng là gì? Công thức tính động năng đầy đủ nhất? Học sinh lớp 10 cần đạt những yêu cầu gì khi học về động năng? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 10 cần đạt những yêu cầu gì khi học về động năng?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những yêu cầu mà học sinh lớp 10 cần đạt khi học về động năng như sau:
- Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.
- Phân tích được sự chuyển hoá động năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản.
Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn Vật lí là gì?
Căn cứ mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng chung của phương pháp giáo dục môn Vật lí như sau:
- Phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực vật lí cho học sinh thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá hiện tượng, quá trình vật lí trong thế giới tự nhiên;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Chú trọng tổ chức cho học sinh được tự học theo kế hoạch và sự hướng dẫn của giáo viên, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng của mỗi học sinh.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập;
- Tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Bên cạnh hình thức dạy học chủ yếu là học ở lớp học hoặc ở phòng thực hành, tổ chức cho học sinh một số hoạt động trải nghiệm ở ngoài lớp học như tại thực địa, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề theo quy mô lớp hoặc nhóm học sinh. Chú trọng vận dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin - truyền thông và các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong tổ chức hoạt động học cho học sinh.
- Thực hiện giáo dục tích hợp, đặc biệt là giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán (giáo dục STEM); giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội.
Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Vật lí lớp 10 như thế nào?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí lớp 10 như sau:
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
+ Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
+ Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.