11:59 - 08/01/2025

Đổi mật khẩu sổ liên lạc điện tử vnedu thế nào?

Hướng dẫn đổi mật khẩu sổ liên lạc điện tử vnedu như thế nào? Ai có trách nhiệm nhập kết quả đánh giá của học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh?

Nội dung chính


    Đổi mật khẩu sổ liên lạc điện tử vnedu thế nào?

    Mật khẩu: Mặc đinh là SĐT đã đăng ký sổ liên lạc điện tử vnedu.

    Nếu muốn đổi mật khẩu: sử dụng SĐT đã đăng ký sử dụng dịch vụ sổ liên lạc điện tử vnedu để soạn tin SMS với cú pháp VNEDU MK <Mật khẩu mới> gửi 8099 (1000VNĐ/SMS).

    VD: Muốn đổi mật khẩu là 12345678 thì soạn tin nhắn sau: VNEDU MK 12345678 gửi 8099.

    Bên cạnh đó, nếu quên mật khẩu, soạn tin SMS với cú pháp: VNEDU MK gửi 8099 để lấy lại mật khẩu.

    Đổi mật khẩu sổ liên lạc điện tử vnedu thế nào?

    Đổi mật khẩu sổ liên lạc điện tử vnedu thế nào? (Hình từ Internet)

    Ai có trách nhiệm nhập kết quả đánh giá của học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh?

    Tại Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
    1. Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư này.
    2. Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.
    3. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.
    4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
    a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
    b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
    ....

    Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh trung học vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.

    Đồng thời, đối với cấp tiểu học, căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.

    05 phẩm chất chủ yếu của học sinh cần đạt yêu cầu như thế nào?

    Theo Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (một số nội dung được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT), 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 5 cần đạt những yêu cầu như sau:

    (1) Yêu nước

    - Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

    - Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.

    - Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.

    (2) Nhân ái

    - Yêu quý mọi người:

    + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

    + Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

    + Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.

    + Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.

    - Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người:

    + Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình.

    + Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

    + Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.

    (3) Chăm chỉ

    Ham học

    - Đi học đầy đủ, đúng giờ.

    - Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

    - Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.

    - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

    Chăm làm

    - Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân.

    - Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân

    (4) Trung thực

    - Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.

    - Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.

    - Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.

    - Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

    (5) Trách nhiệm

    Có trách nhiệm với bản thân:

    - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

    - Có ý thức sinh hoạt nền nếp

    Có trách nhiệm với gia đình

    - Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình.

    - Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.

    Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:

    - Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công.

    - Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau.

    - Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng.

    - Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.

    - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

    Có trách nhiệm với môi trường sống

    - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích.

    - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.

    - Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.

    >> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)

    2