Chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?
Nội dung chính
Chăn nuôi gia xúc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?
Khoản 5 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“…
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
…”
Như vậy, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì việc xả chất thải chưa được xử lý vào môi trường là một trong nhưng hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Mặt khác, khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường, cụ thể theo Khoản 3 Điều 69 Luật bảo vệ môi trưởng năm 2014 quy định:
“3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.