10:59 - 27/09/2024

Cá nhân không đóng tiền điện đúng hạn thì trong bao lâu sẽ bị cắt điện?

Cá nhân không đóng tiền điện đúng hạn thì trong bao lâu sẽ bị cắt điện? Phí cấp điện sinh hoạt trở lại với hộ gia đình, cá nhân trên 35kV là bao nhiêu tiền? Các hành vi bị cấm khi sử dụng điện là gì? 
Tôi là người lao động ở tỉnh mới vào làm tại Tp. Hồ Chí Minh. Do mới xuống và mải đi làm nên không để ý việc đóng tiền điện, hôm nay đi làm về thấy nhà mất điện. Nhà hàng xóm có nói với tôi là phải đi nộp tiền điện vì đóng trễ nên bị cắt điện. Vậy cho tôi hỏi là đóng tiền điện trễ bao lâu thì bị cắt?

Nội dung chính

    1. Cá nhân không đóng tiền điện đúng hạn thì trong bao lâu sẽ bị cắt điện?

    Tại Điều 23 Luật Điện Lực 2004 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định thanh toán tiền điện, cụ thể như sau: 

    1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

    2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.

    3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.

    4. Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

    5. Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.

    6. Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

    Như vậy, khi bạn là bên mua điện nhưng không trả tiền điện hoặc đã nhận được thông báo 2 lần từ nhà cung cấp điện thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên bên đơn vị bán điện sẽ có quyền ngừng cung cấp điện cho bạn.

    Để được cấp điện trở lại, bạn cần nhanh chóng đóng tiền điện tại công ty điện lực phụ trách nơi mình đang sinh sống.

    2. Phí cấp điện sinh hoạt trở lại với hộ gia đình, cá nhân trên 35kV là bao nhiêu tiền? 

    Theo Phụ lục các mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại ban hành kèm theo Quyết định 8474/QĐ-BCT năm 2014 có quy định như sau: 

     

    Từ 0,4 kV trở xuống

    Trên 0,4 kV đến 35 kV

    Trên 35 kV

    I. Mức chi phí ngừng và cấp điện cơ sở (M)

    81

    222

    344

    II. Đồng bằng

     

     

     

    1. Hộ sinh hoạt

    81

    222

    344

    2. Đối tượng áp dụng khác (theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BCT)

     

     

     

    a) Mức cơ bản (đến 5km)

    81

    222

    344

    b) Trên 5km đến 10km

    93

    253

    392

    c) Trên 10km đến 20km

    104

    284

    440

    d) Trên 20km đến 30km

    115

    315

    489

    đ) Trên 30km đến 50km

    127

    346

    537

    e) Trên 50km

    138

    377

    585

     

    Với quy định này thì phí cấp điện sinh hoạt trở lại tại Tp. Hồ Chí Minh với hộ gia đình, cá nhân trên 35kV sẽ là 344.000 đồng. Bạn phải đóng số tiền này để được cấp điện trở lại phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình.

    3. Các hành vi bị cấm khi sử dụng điện là gì? 

    Căn cứ Điều 7 Luật Điện Lực 2004 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, theo đó: 

    1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

    2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

    3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

    4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

    5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

    6. Trộm cắp điện.

    7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

    8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

    9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

    10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

    11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

    Theo đó, cá nhân sử dụng điện không được phép thực hiện các hành vi nêu trên. 

    Trân trọng!

    27