11:22 - 14/11/2024

Bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt nhưng bị tổn thất, thất lạc

Bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt nhưng bị tổn thất, thất lạc được pháp luật quy định như thế nào? Tôi muốn nhờ các giải đáp như sau: Bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt nhưng bị tổn thất, thất lạc được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt nhưng bị tổn thất, thất lạc

    Bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt bị tổn thất, thất lạc được pháp luật quy định tại Điều 71 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, như sau:

    Doanh nghiệp bồi thường hàng hóa bị tổn thất cho người thuê vận tải, người nhận hàng theo quy định sau:

    1. Hàng hóa bị mất mát toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hàng hóa mất hoàn toàn giá trị sử dụng thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.

    2. Mức bồi thường hàng hóa thiếu hụt, mất mát thực hiện theo quy định sau:

    a) Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo giá trị kê khai; trường hợp doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế;

    b) Đối với hàng hóa không kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo quy định: theo mức do hai bên thỏa thuận; theo giá trị trên hóa đơn mua hàng; theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả cước vận chuyển và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.

    3. Trường hợp không có cơ sở để giải quyết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này thì mức bồi thường không vượt quá 50.000đ (năm mươi nghìn) đồng tiền Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất.

    4. Đối với hàng hóa đã được người thuê vận tải mua bảo hiểm hàng hóa, việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm.

    5. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 của Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải toàn bộ tiền cước hoặc số phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.

    6. Người thuê vận tải, người nhận hàng và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường hàng hóa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 của Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Thông tư này.

    Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị thất lạc, tổn thát do lỗi của doanh nghiệp mình. mức bồi thường và hình thức bồi thường thiệt hại hư hỏng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung câu trả lờivề việc bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt bị tổn thất, thất lạc. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.!

    3