09:17 - 06/11/2024

Bị xử phạt hành chính có được xuất cảnh không? Điều kiện công dân Việt Nam được xuất cảnh là gì?

Bị xử phạt hành chính có được xuất cảnh không? Điều kiện công dân Việt Nam được xuất cảnh là gì?

Nội dung chính

    Bị xử phạt hành chính có được xuất cảnh không?

    Tại khoản 6 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:

    Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

    .....

    5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

    7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

    .....

    Như vậy, nếu đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì có thể sẽ không được xuất cảnh.

    Bị xử phạt hành chính có được xuất cảnh không? Điều kiện công dân Việt Nam được xuất cảnh là gì? (Hình từ Internet)

    Điều kiện công dân Việt Nam được xuất cảnh là gì?

    Theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 có quy định về điều kiện xuất cảnh như sau:

    Điều kiện xuất cảnh

    1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;

    b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

    c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

    Như vậy, điều kiện được xuất cảnh là:

    - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;

    - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

    - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật

    Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

    Biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh được hủy bỏ trong trường hợp nào?

    Tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:

    Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

    1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

    a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

    c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

    d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

    2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

    Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

    Như vậy, biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh được hủy bỏ trong trường hợp sau:

    - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

    - Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

    - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

    Trân trọng!

    14