Ban hành Kế hoạch và đề cương yêu cầu báo cáo công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Ban hành Kế hoạch và đề cương yêu cầu báo cáo công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Ban hành Kế hoạch và đề cương yêu cầu báo cáo công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân được hướng dẫn tại Điều 13 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC, theo đó:
Ban hành Kế hoạch kiểm tra và đề cương yêu cầu báo cáo
Người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Quy chế này có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm.
Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao; đơn vị được giao làm nhiệm vụ thanh tra của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tham mưu xây dựng Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm để Chánh án Tòa án nhân dân cấp mình quyết định phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra căn cứ vào Chỉ thị công tác năm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác năm của Tòa án nhân dân cấp mình.
Kế hoạch kiểm tra có nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Đối tượng kiểm tra;
- Phạm vi, cách thức kiểm tra;
- Thời hạn kiểm tra.
Trên cơ sở Kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, người có thẩm quyền kiểm tra chỉ đạo xây dựng Đề cương yêu cầu báo cáo.
Kế hoạch kiểm tra và Đề cương yêu cầu báo cáo được thông báo cho đối tượng kiểm tra chậm nhất 20 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. Đối tượng kiểm tra phải chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu, nội dung đã nêu trong kế hoạch, đề cương báo cáo và gửi Trưởng đoàn kiểm tra đúng thời hạn yêu cầu.