16:02 - 17/12/2024

Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh có thể lấy bệnh phẩm kết mạc không?

Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh có thể lấy bệnh phẩm kết mạc không? Các bước tiến hành lấy bệnh phẩm kết mạc

Nội dung chính

    Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh có thể lấy bệnh phẩm kết mạc không?

    Căn cứ Mục IV Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

    LẤY BỆNH PHẨM KẾT MẠC
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Lấy bệnh phẩm kết mạc là kỹ thuật lấy bệnh phẩm trong các trường hợp người bệnh bị viêm kết mạc để xác định tác nhân nhân gây bệnh hoặc nuôi cấy dự phòng trước phẫu thuật đối với những trường hợp người bệnh còn một mắt độc nhất.
    II. CHỈ ĐỊNH
    - Các trường hợp viêm kết mạc.
    - Nuôi cấy dự phòng trong trường hợp phẫu thuật mắt độc nhất.
    III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
    Không có.
    IV. CHUẨN BỊ
    1. Người thực hiện
    Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh, bác sĩ chuyên khoa Mắt, kỹ thuật viên xét nghiệm.
    2. Phương tiện
    - Đèn cồn, cồn 900, cồn methanol, bông hấp tiệt trùng.
    - Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, thuốc gây tê bề mặt.
    - Curette, Kimura's spatula đã hấp tiệt trùng, tăm bông vô trùng.
    - Bộ thuốc nhuộm Gram, bộ thuốc nhuộm Giemsa, thuốc nhuộm methylen blue.
    - Lam kính, lá kính sạch, bút viết kính, giá cắm lam, que cấy.
    - Kính hiển vi, tủ lạnh để sinh phẩm hóa chất, tủ ấm thường, tủ ấm CO2.
    - Buồng an toàn sinh học.
    - Gường hoặc ghế lấy bệnh phẩm, đèn soi.
    - Các môi trường nuôi cấy: thạch máu, thạch chocolate.
    ...

    Như vậy, lấy bệnh phẩm kết mạc là kỹ thuật lấy bệnh phẩm trong các trường hợp người bệnh bị viêm kết mạc để xác định tác nhân nhân gây bệnh hoặc nuôi cấy dự phòng trước phẫu thuật đối với những trường hợp người bệnh còn một mắt độc nhất và có thể được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh.

    Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh có thể lấy bệnh phẩm kết mạc không?

    Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh có thể lấy bệnh phẩm kết mạc không? (Hình từ Internet)

    Các bước tiến hành lấy bệnh phẩm kết mạc

    Căn cứ Mục V Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định các bước tiến hành lấy bệnh phẩm kết mạc được thực hiện như sau:

    - Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.

    - Tra 1-2 giọt dicain 1% vào kết mạc cùng đồ dưới mắt cần lấy bệnh phẩm:

    - Nhuộm soi tìm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: dùng curette hoặc Kimura's spatula lấy tiết tố kết mạc phết lên 1-2 lam kính sạch. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, cố định bệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộm Gram, methylen blue....

    - Xét nghiệm tế bào học: lộn mi trên, dùng curette hoặc Kimura's spatula vô trùng nạo nhẹ kết mạc. Khi nạo để lấy được tế bào biểu mô, kết mạc phải hơi trắng, tránh để chảy máu. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, cố định bệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộm Giemsa...

    - Nuôi cấy: dùng tăm bông vô trùng làm ẩm bằng nước muối sinh lý 0,9% quệt vào cùng đồ mắt bị viêm, cấy theo hình Zic-Zac vào môi trường nuôi cấy. Mỗi người bệnh cấy một đĩa môi trường riêng biệt (Chú ý lấy bệnh phẩm nuôi cấy trước khi tra thuốc gây tê).

    Người bệnh lấy bệnh phẩm kết mạc được theo dõi ra sao?

    Căn cứ Mục VI Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

    LẤY BỆNH PHẨM KẾT MẠC
    ...
    V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
    - Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi.
    - Tra 1-2 giọt dicain 1% vào kết mạc cùng đồ dưới mắt cần lấy bệnh phẩm:
    - Nhuộm soi tìm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: dùng curette hoặc Kimura's spatula lấy tiết tố kết mạc phết lên 1-2 lam kính sạch. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, cố định bệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộm Gram, methylen blue....
    - Xét nghiệm tế bào học: lộn mi trên, dùng curette hoặc Kimura's spatula vô trùng nạo nhẹ kết mạc. Khi nạo để lấy được tế bào biểu mô, kết mạc phải hơi trắng, tránh để chảy máu. Dàn bệnh phẩm theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, cố định bệnh phẩm bằng cồn methanol. Tiến hành nhuộm Giemsa...
    - Nuôi cấy: dùng tăm bông vô trùng làm ẩm bằng nước muối sinh lý 0,9% quệt vào cùng đồ mắt bị viêm, cấy theo hình Zic-Zac vào môi trường nuôi cấy. Mỗi người bệnh cấy một đĩa môi trường riêng biệt (Chú ý lấy bệnh phẩm nuôi cấy trước khi tra thuốc gây tê).
    VI. THEO DÕI
    Trong khi lấy bệnh phẩm cần theo dõi về trạng thái tinh thần và thể trạng chung của người bệnh để kịp xử lý.
    VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
    Không có.

    Như vậy, trong khi lấy bệnh phẩm cần theo dõi về trạng thái tinh thần và thể trạng chung của người bệnh để kịp xử lý.

    Người bệnh được lau các chất tiết, mủ trước khi lấy bệnh phẩm kết mạc được không?

    Căn cứ Mục IV Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

    LẤY BỆNH PHẨM KẾT MẠC
    ...
    IV. CHUẨN BỊ
    1. Người thực hiện
    Bác sĩ chuyên khoa Vi sinh, bác sĩ chuyên khoa Mắt, kỹ thuật viên xét nghiệm.
    2. Phương tiện
    - Đèn cồn, cồn 900, cồn methanol, bông hấp tiệt trùng.
    - Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, thuốc gây tê bề mặt.
    - Curette, Kimura's spatula đã hấp tiệt trùng, tăm bông vô trùng.
    - Bộ thuốc nhuộm Gram, bộ thuốc nhuộm Giemsa, thuốc nhuộm methylen blue.
    - Lam kính, lá kính sạch, bút viết kính, giá cắm lam, que cấy.
    - Kính hiển vi, tủ lạnh để sinh phẩm hóa chất, tủ ấm thường, tủ ấm CO2.
    - Buồng an toàn sinh học.
    - Gường hoặc ghế lấy bệnh phẩm, đèn soi.
    - Các môi trường nuôi cấy: thạch máu, thạch chocolate.
    3. Người bệnh
    - Trước khi tới làm xét nghiệm không lau các chất tiết, mủ.
    - Làm xét nghiệm trước khi sử dụng kháng sinh. Nếu đã sử dụng phải ngừng thuốc ít nhất trước 24 giờ (ngoại trừ trường hợp viêm kết mạc cấp ở trẻ sơ sinh).
    - Giải thích để người bệnh yên tâm và hợp tác.
    - Người bệnh ở tư thế thoải mái, phù hợp với cách lấy bệnh phẩm.
    ...

    Như vậy, người bệnh không được lau các chất tiết, mủ trước khi lấy bệnh phẩm kết mạc

    7