11:21 - 17/04/2025

Lịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCM

Lịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCM? Gợi ý một số điểm đến lịch ở ở TP HCM trong dịp lễ 30/4

Nội dung chính

Lịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCM

Trong dịp đại lễ 304, TP HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 trong ba đêm 19, 26 và 30/4 theo kế hoạch. Đặc biệt, đêm 30/4 sẽ bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp tại 30 điểm.

Đêm ngày 19/4 và 26/4

Theo kế hoạch, đêm ngày 19/4 và ngày 26/4, TP HCM tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại công viên bờ sông Sài Gòn ởTP Thủ Đức.

Đêm ngày 30/4

Từ 21h đến 21h15, TP HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 tại 30 điểm, đây là lần đầu tiên pháo hoa được bắn nhiều nhất từ trước đến nay. Cụ thể, địa điểm bắn pháo hoa ở các quận, huyện, thành phố Thủ Đức như sau:

Điểm bắn pháo hoa tầm cao

(1) Khu vực đường hầm sông Sài Gòn ở thành phố Thủ Đức

(2) Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược ở huyện Củ Chi

Điểm bắn pháo hoa tầm thấp

(1) Ngã Ba Giồng ở Hóc Môn

(2) Đền tưởng niệm Bến Nọc ở thành phố Thủ Đức

(3) Đền tưởng niệm Liệt sỹ Rừng Sác ở Cần Giờ

(4) Chiến khu An Phú Đông ở quận 12

(5) Công viên Văn hóa Láng Le ở huyện Bình Chánh

(6) Khu dân cư Bình Trị Đông ở Bình Tân

(7) Hội trường Thống Nhất ở quận 1

(8) Khu vực Bán đảo Thanh Đa ở Bình Thạnh

(9) Khu vực Thảo Điền ở thành phố Thủ Đức

(10) Công viên Landmark 81 ở Bình Thạnh

(11) Cầu Ba Son ở quận 1

(12) Cầu Tân Thuận ở quận 4

(13) Khu công nghiệp Tây Bắc ở Củ Chi

(14) Công viên văn hóa quận Gò Vấp

(15) Khu vực Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè

(16) Trung tâm hành chính quận 7

(17) Công viên văn hóa Đầm Sen ở quận 11

(18) Khu vực chợ Bình Điền ở quận 8

(19) Khu tái định cư 38ha Tân Sơn Nhất ở quận 12

(20) Khu An Bình ở Tân Phú

(21) Công viên Bình Phú ở quận 6

Ngoài ra, TP HCM còn tổ chức bắn pháo hoa ở một số điểm bắn trên sà lan tại các khu vực Rạch Chiếc, sông Sài Gòn, Khu đô thị Vạn Phúc và cầu tàu Bến Bạch Đằng.

Lịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCMLịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCM (Hình từ internet)

Gợi ý một số điểm đến ở TP HCM trong dịp lễ 30/4

(1) Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập nằm ở trung tâm quận 1 TP HCM. Lúc trước, Dinh Độc Lập từng là nơi làm việc của chính quyền Sài Gòn cũ.

Ngày 30/4/1975 một sử kiện lịch sử trọng đại đã diễ ra tại Dinh Độc Lập. Vào lúc 10h30 phút, xe tăng của quân giải phóng đã húc đổ cổng chính, chính quyền Ngô Đình Diệm đầu hàng vô điều kiện, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

(2) Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở Nguyễn Tất Thành, quận 1, TP HCM được xây dựng từ năm 1863 đã trở thành một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam.

Được thiết kế theo phong cách phương Tây nhưng Bảo tàng Hồ Chí Minh lại mang nét Á Đông bởi hình ảnh hai con rồng trên mái, vì vậy nơi đây còn có tên gọi là "Nhà Rồng". Hiện nay, bảo tàng đang được trưng bày những tư liệu lịch sử quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh.

(3) Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là nơi lưu giữ hàng ngàn các hiện vật, hình ản, tư liệu lịch sử quý giá trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình của nước ta.

Bảo tàng nằm ở Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM với hai khu trưng bày, khu trưng bày triển lãm trong nhà và khu trung bày ngoài trời. Đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua trong dịp lễ 30/4 năm nay.

Đất có di tích lịch sử ở TP HCM có thời hạn sử dụng đất là bao lâu?

Đất di tích lịch sử thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024.

Căn cứ theo quy định tại Điều 171 Mục 1 Luật Đất đai 2024 về thời hạn sử dụng đất như sau:

Điều 171. Đất sử dụng ổn định lâu dài
1. Đất ở.
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
6. Đất quốc phòng, an ninh.
7. Đất tín ngưỡng.
8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

Như vậy, đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh có thời gian sử dụng ổn định lâu dài.

Điều này có nghĩa là đất có di tích lịch sử ở TP HCM sẽ không bị giới hạn thời gian sử dụng, miễn sao việc sử dụng đất phải phù hợp với mục đích công cộng

Di tích lịch sử - văn hoá là gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 thì di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Trần Thị Trà My
Từ khóa
Bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 Bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 ở TP HCM Lịch chi tiết 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 Thời hạn sử dụng đất Bất động sản TP HCM Di tích lịch sử ở TP HCM 03 đêm bắn pháo hoa mừng lễ 30/4 Mừng lễ 30/4 ở TP HCM TP HCM tổ chức bắn pháo hoa
939