16:31 - 23/04/2025

Dự kiến cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam vào ngày nào?

Dự kiến cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam vào ngày nào? Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 được tổ chức ở đâu?

Nội dung chính

Dự kiến cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam vào ngày nào?

Cung rước xá lợi Đức Phật là sự kiện trọng đại trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, diễn ra tại TP HCM.

Xá lợi Đức Phật là bảo vật quốc gia của Ấn Độ, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ.

Việc đưa xá lợi ra nước ngoài được xem như hoạt động ngoại giao cấp cao. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam để hoàn tất thủ tục cung rước.

Phía Ấn Độ đã cử đoàn tiền trạm gồm các chuyên gia khảo cổ và đại diện Bộ Văn hóa sang Việt Nam từ ngày 18/4 để khảo sát các địa điểm tôn trí.

Theo kế hoạch, xá lợi Đức Phật sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất bằng chuyên cơ quân sự vào ngày 2/5 và được cung rước về chùa Thanh Tâm, TP HCM. Xá lợi sẽ được tôn trí tại đây để nhân dân và Phật tử chiêm bái

Dự kiến lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật cụ thể như sau:

- Ngày 2/5 - 8/5 xá lợi Đức Phật sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất và được cung rước về chùa Thanh Tâm

- Ngày 8/5 - 12/5 xá lợi Đức Phật sẽ được đưa đến khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen 

- Ngày 13/5 xá lợi Đức Phật được rước về chùa Quán Sứ ở Hà Nội

- Ngày 15/5- 16/5 xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước trên các đường phố xung quanh chùa Quán Sứ và hồ Hoàn Kiếm, rồi về tôn trí tại hội trường chùa Quán Sứ

- Ngày 17/5 sẽ cung rước xá lợi Đức Phật tới chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam vào lúc 5h30.

Việc cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện sự tôn kính với Phật giáo và là sự kiện văn hóa – tâm linh đặc biệt của Việt Nam năm 2025.

Như vậy, dự kiến xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước từ Ấn Độ sang Việt Nam vào ngày 2/5/2025.

Dự kiến cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam vào ngày nào?Dự kiến cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam vào ngày nào? (Hình từ internet)

Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 được tổ chức ở đâu?

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân, TP HCM. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện Phật giáo mang tầm quốc tế này.

Theo lịch Phật giáo, ngày Phật Đản được tính theo lịch trăng, rơi vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hằng năm.

Vào năm 2025, Lễ Phật Đản sẽ kéo dài từ ngày 28/4 đến ngày 12/5. Riêng Đại lễ Vesak chính thức dự kiến diễn ra từ ngày 6/5 đến 8/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của Đại lễ như lễ tắm Phật, thuyết pháp, rước đèn, phóng sinh và các chương trình từ thiện.

Không chỉ là sự kiện mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn là dịp để hàng triệu Phật tử trong và ngoài nước quy tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết và lan tỏa những giá trị nhân văn của đạo Phật.

Trong khuôn khổ Đại lễ, xá lợi Đức Phật được cung nghinh từ Ấn Độ sang Việt Nam sẽ được tôn trí tại chùa Thanh Tâm, nơi đặt trụ sở của Học viện Phật giáo Việt Nam, để Phật tử chiêm bái từ ngày 2 đến 8-5.

Như vậy Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân, TP HCM từ ngày 6/5 đến 8/5/2025.

Đất xây chùa ở TP HCM là đất gì?

Theo điểm g khoản 3 điều 9 Luật Đất đai 2024, nhóm đất phi nông nghiệp được quy định như sau:

Điều 9. Phân loại đất

[...]

3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
[...]

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 7 điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất tôn giáo gồm các loại đất sau:

Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
7. Đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
[...]

Như vậy, đất xây chùa ở TP HCM là đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo và thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trần Thị Trà My
Từ khóa
Xá lợi Đức Phật Cung rước xá lợi Đức Phật Cung rước xá lợi Đức Phật về Việt Nam Đại lễ Vesak Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 Học viện Phật giáo Việt Nam Chùa ở TP HCM Nhóm đất phi nông nghiệp
257