Vị trí dự án xây dựng cầu Tứ Liên đi qua những đâu?
Mua bán nhà đất tại
Nội dung chính
Vị trí dự án xây dựng cầu Tứ Liên đi qua những đâu?
UBND TP Hà Nội đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất khởi công dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu vào ngày 19/5 nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Cầu Tứ Liên khi hoàn thành, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội.
Cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là tại các cây cầu hiện tại, đồng thời tạo sự kết nối trung tâm TP Hà Nội với Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (dự kiến hoàn thành trong năm 2025) và kết nối tuyến đường từ sân bay Gia Bình đến Thủ đô Hà Nội.
Cầu có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm và điểm cuối giao với đường Trường Sa (huyện Đông Anh). Tổng chiều dài cầu là 4,8 km, với 5 nút giao: Nghi Tàm, Hữu Hồng, bãi giữa, Tả Hồng và nút giao quốc lộ 5 kéo dài. Cầu sẽ có thiết kế dây văng kết hợp văng xoắn, tạo nhịp lớn và sử dụng khung thép nhẹ, với hai trụ cầu chính có hình dáng đặc biệt.
Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cầu Tứ Liên đang được lên kế hoạch chi tiết thực hiện, quận Tây Hồ đã hoàn thành việc rà soát tổng diện tích đất cần thu hồi trên địa bàn các phường Yên Phụ, Quảng Anh và Tứ Liên, tổng diện tích đất thu hồi dự kiến khoảng 266.524,1m2
Cầu Tứ Liên sau khi xây dựng sẽ là cây cầu thứ 8 tại khu vực nội đô Hà Nội. Vị trí dự án xây dựng cầu Tứ Liên nối các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ với các quận, huyện phía bắc sông Hồng như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh.
Vị trí dự án xây dựng cầu Tứ Liên đi qua những đâu? (Hình từ internet)
Tổng quan dự án cầu Tứ Liên
| Thông tin chi tiết |
Tên dự án | cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu |
Vị trí | quận Tây Hồ, quận Long Biên, huyện Đông Anh Hà Nội |
Diện tích sử dụng đất | khoảng 62,71 ha |
Điểm đầu | nút giao với đường Nghi Tàm |
Điểm cuối | nút giao với trục TC13, đường Trường Sa (huyện Đông Anh) |
Tổng chiều dài | khoảng 5,15km với 5 nút giao: Nghi Tàm, Hữu Hồng, bãi giữa, Tả Hồng và nút giao quốc lộ 5 kéo dài |
Tổng mức đầu tư | 20.171 tỷ đồng, từ nguồn Ngân sách thành phố |
Thiết kế | cầu dây văng kết hợp văng xoắn, tạo nhịp lớn và sử dụng khung thép nhẹ, với hai trụ cầu chính có hình dáng đặc biệt |
Thời gian thực hiện | trong giai đoạn 2025-2027 |
Loại dự án | nhóm A |
Cấp công trình | cấp đặc biệt |
Dự án thành phần | 4 dự án thành phần gồm 3 dự án GPMB (mỗi quận, huyện là 1 dự án GPMB) và 1 dự án đầu tư xây dựng |
Mục tiêu dự án | Cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng Thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm tải cho các cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Thăng Long và cầu Vĩnh Tuy Hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phát triển không gian đô thị hiện đại hai bên sông Hồng. |
Ngày khởi công | Dự kiến ngày 19/5/2025 |
Dự án xây dựng cầu Tứ Liên được phân loại thành dự án nhóm A theo tiêu chí nào?
Theo Điều 9 Luật Đầu tư công 2024 quy định về tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 8 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:
[...]
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 4.600 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
[...]
Như vậy, dự án xây dựng cầu Tứ Liên với cấp công trình là cấp đặc biệt được phân loại thành dự án nhóm A, dựa theo tiêu chí là dự án có tổng mức đầu tư từ 4.600 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ