Những điều cần chuẩn bị và lưu ý trong mâm cỗ ngày giỗ 3 miền: Bắc, Trung, Nam?
Nội dung chính
Ý nghĩa mâm cỗ ngày giỗ 3 miền của người Việt trong ngày giỗ?
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã thành nét văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác. Và việc cúng tổ tiên, người đã khuất trong gia đình, họ hàng là một trong những phong tục đó.
Ngày giỗ là ngày để con cháu thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ tới người thân đã khuất. Trong ngày này con cháu thường sẽ về quây quần, sum vầy bên nhau.
Do vậy mới đem lại ý nghĩa tốt đẹp của ngày giỗ. Dù gia đình có điều kiện hay không, gia chủ đều sẽ chuẩn bị mâm cỗ dù nhỏ hay lớn. Và các bước chuẩn bị cho mâm cỗ về cơ bản đều sẽ giống nhau.
Mâm cỗ (hình ảnh internet)
Gợi ý cách bày mâm cỗ ngày giỗ 3 miền?
Gợi ý mâm cỗ ngày giỗ miền Bắc: Đối với miền Bắc phong tục sẽ yêu cầu chi tiết, tỉ mỉ như sau: Mâm cơm cúng giỗ đặt trên bàn thờ sẽ chia làm 3 vị trí, thường một món ăn nhưng chia làm 2 đĩa đặt 2 bên. Bát cơm trắng, quả trứng luộc đã bóc vỏ, chén muối cùng một vị trí. Ở giữa mâm thờ thường đặt một đĩa xôi, một đĩa gà và chén rượu trắng. Các món ăn khác xếp đều xung quanh.
Mâm cơm cúng miền Bắc: Với quan niệm tứ trụ, 4 mùa, 4 hướng, mâm cỗ miền Bắc thường được bày trí các món tương ứng với 4 bát 4 đĩa. Nếu gia đình lớn hơn sẽ là 6 bát, đĩa hoặc 8 bát, đĩa. Thức ăn đong đầy thể hiện sự no đủ và tôn kính với người thân đã khuất hay các bậc bề trên.
- Các món luộc: Thịt lợn luộc hoặc thịt gà luộc, trứng gà luộc, …
- Các món canh: canh măng, canh bí,…
- Các món xôi: xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ.
- Các món xào: miến xào măng khô, mộc nhĩ, giá đỗ xào lòng gà, …
- Các món rau củ: nộm, rau luộc, gỏi
- Các món tráng miệng: các loại mứt hoặc các món bánh ngọt.
Gợi ý mâm cỗ ngày giỗ miền Nam: Với Nam bộ có lối sống cởi mở giản dị, mâm cỗ miền Nam thông thường có đủ: món hầm, món luộc, món xào và món kho. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế sẽ được chuẩn bị tươm tất và đầy đủ hơn.
- Món kho: thường là thịt heo, cá lóc kho nước dừa
- Món xào: Rau cải xào, củ cải xào…
- Món luộc: Ba chỉ cắt mỏng, thịt gà,..
- Món hầm: Thịt lợn hầm măng tre, xương hầm củ quả..
Gợi ý mâm cỗ ngày giỗ miền Trung: Đối với miền Trung do ảnh hưởng của nền văn hóa cung đình Huế, đặc biệt với người Huế thì việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ cần được cầu kỳ và chu đáo so với người miền Bắc và miền Nam. Thường thực đơn mâm cơm tại miền Trung thường sẽ các món như sau:
- Các món canh gồm: Canh khổ qua nhồi thịt, Canh củ hầm thịt bò, Canh măng xương, Canh bún giò,..
- Các món luộc gồm: Thịt heo luộc, Thịt gà luộc…
- Các món xào gồm: Đậu cove xào, Xào thập cẩm.
- Các món chiên, nướng gồm: Tôm chiên, Cá chiên, Chả giò (chả ram).
Những lưu ý về cách bày mâm cỗ ngày giỗ?
Các vùng miền Bắc, Trung, và Nam của đất nước, mặc dù có sự đa dạng về văn hóa và tập tục, nhưng khi đến lễ cúng mâm cơm, tất cả đều chung lòng thành kính và quý trọng những giá trị truyền thống. Để tạo nên một bữa cơm cúng giỗ trang trọng và tôn vinh tổ tiên, dưới đây là một số lưu ý cơ bản:
- Lựa chọn bát đĩa đồng điệu: Để bàn thờ trở nên hài hòa và thẩm mỹ, bạn nên sử dụng các bát, đĩa, tô, và đồ đạc cùng bộ, cùng màu, và có các họa tiết hoa văn tương đồng.
- Sắp xếp chén muối, chén gạo và nhang cúng: Đặt chén muối và chén gạo cùng với nơi để cắm nhang trước bàn cúng giỗ. Điều này thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với những nguyên liệu cơ bản của cuộc sống.
- Bày các món chính ở trung tâm: Các món ăn quan trọng như món canh, món hầm, và các món thịt nên được bày ở giữa bàn cúng giỗ. Còn các món khác nên được sắp xếp xung quanh.
- Phong cách bày cơm miền Bắc, Trung và Nam: Tùy theo khu vực, có những phong cách khác nhau trong cách bày mâm cúng giỗ. Ở miền Bắc, thường bới cơm ra bát nhỏ và sử dụng 5 chén cơm và 5 đôi đũa đặt vào bàn cúng. Trong quá trình bới cơm, chỉ xới cơm vào chén một lần duy nhất. Trong khi đó, ở miền Trung và Nam, thường để cơm trong tô hoặc đĩa, bày 6 chén cơm và 6 đôi đũa sắp xếp gọn gàng để cúng.
- Đặt vàng mã (nếu có): Nếu bạn có vàng mã, hãy đặt nó lên mâm nhỏ và đặt cạnh bàn cúng giỗ để tôn vinh gia đình và tổ tiên.