Mixed-use Development là gì? Tiềm năng của Mixed-use Development trong bất động sản hiện đại

Mixed-use Development là mô hình phát triển bất động sản tích hợp đa chức năng, kết hợp nhà ở, thương mại và dịch vụ. Cùng khám phá tiềm năng của loại hình này.

Nội dung chính

    Mixed-use Development là gì?

    Mixed-use development là một mô hình phát triển đô thị kết hợp nhiều chức năng khác nhau vào cùng một không gian. Thay vì xây dựng các tòa nhà chỉ dành riêng cho một mục đích duy nhất như nhà ở, văn phòng hoặc thương mại, các dự án mixed-use sẽ kết hợp tất cả hoặc một số mục đích này vào cùng một khu vực.

    Mô hình này nhằm tạo ra một không gian sống và làm việc đa năng, giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Các khu phức hợp theo mô hình này thường được thiết kế để khuyến khích việc đi bộ, giảm thiểu nhu cầu di chuyển xa và tạo ra một cộng đồng sôi động, đa dạng.

    Mixed-use Development là gì? Tiềm năng của Mixed-use Development trong bất động sản hiện đại

    Mixed-use Development là gì? Tiềm năng của Mixed-use Development trong bất động sản hiện đại (Hình từ Internet)

    Đặc điểm của Mixed-use Development

    Mô hình này tích hợp nhiều chức năng, kết hợp các khu vực để ở, làm việc, mua sắm, giải trí, và các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khu công viên, tất cả trong một không gian.

    Tối ưu hóa việc sử dụng đất, tận dụng không gian hiệu quả đặc biệt là ở các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao, giúp giảm thiểu diện tích đất bị lãng phí và khuyến khích sử dụng hiệu quả hạ tầng giao thông, dịch vụ.

    Sự kết hợp giữa các chức năng khác nhau trong một khu vực giúp tạo ra sự đa dạng về nhu cầu sống và làm việc, tăng tính tương tác và kết nối xã hội.

    Vì mọi tiện ích và dịch vụ đều nằm gần nhau, cư dân và người làm việc tại khu vực này có thể dễ dàng di chuyển mà không cần phải sử dụng phương tiện cá nhân, giảm áp lực giao thông và tác động môi trường.

    Ưu điểm của Mixed-use Development

    (1) Tạo tiện ích và sự tiện lợi

    Việc có thể dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ ngay trong cùng một khu vực giúp cuộc sống của cư dân trở nên thuận tiện hơn, từ việc mua sắm, làm việc đến giải trí.

    Người dân có thể tiếp cận các dịch vụ, tiện ích (mua sắm, làm việc, giải trí) ngay trong khu vực mà không cần di chuyển xa, giúp giảm bớt tình trạng kẹt xe và ô nhiễm.

    (2) Tăng cường giá trị bất động sản

    Các dự án Mixed-use có giá trị bất động sản cao hơn do sự kết hợp của nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ, tăng sức hấp dẫn cho người mua và nhà đầu tư.

    (3) Góp phần phát triển kinh tế địa phương

    Sự phát triển của các hoạt động thương mại và dịch vụ trong khu vực tạo ra cơ hội việc làm và thu hút đầu tư, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

    (4) Hạn chế tác động môi trường

    Việc giảm sử dụng phương tiện cá nhân và hạn chế khoảng cách di chuyển giúp giảm lượng khí thải carbon, đồng thời tạo ra không gian sống bền vững và thân thiện với môi trường.

    Nhược điểm của Mixed-use Development

    (1) Chi phí phát triển cao

    Mô hình Mixed-use đòi hỏi đầu tư lớn vào hạ tầng và thiết kế để có thể kết hợp hiệu quả giữa các chức năng khác nhau. Chi phí xây dựng và duy trì thường cao hơn so với các dự án chỉ có một chức năng đơn lẻ.

    (2) Quản lý phức tạp

    Quản lý khu vực kết hợp nhiều chức năng có thể gặp khó khăn vì cần sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý và chủ sở hữu khác nhau để đảm bảo hoạt động trơn tru. Điều này có thể dẫn đến sự phức tạp trong việc duy trì và quản lý các dịch vụ và tiện ích.

    (3) Rủi ro phân chia không gian không hiệu quả

    Nếu không được quy hoạch và thiết kế cẩn thận, sự phân chia không gian giữa các khu vực chức năng có thể không hiệu quả, gây ra sự bất tiện cho cư dân hoặc người sử dụng dịch vụ. Điều này có thể làm giảm sự hài lòng và tiện nghi của cư dân cũng như làm giảm giá trị của dự án.

    Có nên đầu tư vào Mixed-use Development không?

    Mô hình Mixed-use development mang lại nhiều lợi ích về tiện nghi và giá trị kinh tế, đặc biệt ở các khu đô thị hiện đại, nơi đất đai và hạ tầng bị giới hạn. Tuy nhiên, để thành công, các dự án theo mô hình này cần có sự quy hoạch và quản lý chặt chẽ, cùng với sự phối hợp giữa các bên liên quan.

    Cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này và thấy rằng chúng phù hợp với mục tiêu và khả năng đầu tư, Mixed-use Development có thể là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, cần thực hiện nghiên cứu sâu rộng và đánh giá toàn diện trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

    Một số dự án Mixed-use Development ở Việt Nam

    (1) Vinhomes Ocean Park

    Được đầu tư bởi Tập đoàn Vingroup, Vinhomes Ocean Park đã vinh dự giành giải thưởng “Dự án Phức hợp tốt nhất Việt Nam năm 2019”. Dự án này nổi bật với hệ thống tiện ích đẳng cấp, bao gồm Gym Park, BBQ Park và hàng trăm sân thể thao đa dạng. Vinhomes Ocean Park không chỉ cung cấp không gian sinh thái hài hòa giữa cây xanh và mặt nước, mà còn mang đến một cộng đồng sống năng động và tiện nghi, phù hợp với nhu cầu của cư dân hiện đại.

    Vinhomes Ocean Park

    Vinhomes Ocean Park (Hình từ Internet)

    (2) LUMIÈRE Riverside tại Thảo Điền

    LUMIÈRE Riverside là một dự án nổi bật với tầm nhìn đắt giá ra sông Sài Gòn và toàn cảnh thành phố trong không gian xanh mát, hòa quyện với thiên nhiên. Dự án này không chỉ sở hữu vị trí đắc địa, chỉ mất 10 phút di chuyển đến trung tâm quận 1 và 3 phút đến Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, mà còn được xây dựng theo tiêu chuẩn của các dự án mixed-use quốc tế tiên tiến. LUMIÈRE Riverside cung cấp hệ thống tiện ích nội khu phong phú, từ y tế, giáo dục đến giải trí, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của cư dân trong một môi trường sống tiện nghi và hiện đại.

    LUMIÈRE Riverside tại Thảo Điền

    LUMIÈRE Riverside tại Thảo Điền (Hình từ Internet)

    16