Cảnh báo: 6 lỗi đầu tư bất động sản chết người mà nhà đầu tư mới cần tránh
Nội dung chính
Cảnh báo: 6 lỗi đầu tư bất động sản chết người mà nhà đầu tư mới cần tránh
(1) Không có chiến lược “thoát hiểm”
Nhiều nhà đầu tư sẽ chỉ nghĩ đến chiến lược thoát hiểm khi tìm cách kết thúc một khoản đầu tư Bất động sản. Nhưng sự thực là chiến lược thoát hiểm phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến trước khi đầu tư Bất động sản.
Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư Bất động sản sẽ xác định mức độ thành công của khoản đầu tư của bạn, cũng như cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn để xử lý tốt nhất các tình huống khác nhau mà bạn có thể gặp phải. Không xem xét về chiến lược thoát hiểm là lỗi phổ biến nhất mà các nhà đầu tư Bất động sản mắc phải.
Các chiến lược thoát hiểm trong đầu tư Bất động sản sẽ cho phép bạn linh hoạt và thay đổi hướng đi nếu bạn thiếu vốn. Các chiến lược này cũng sẽ giảm thiểu tổn thất cho bạn trong trường hợp không may xảy ra sự cố, bằng cách cứu càng nhiều khoản đầu tư ban đầu của bạn càng tốt.
Cần lưu ý rằng khi nói đến việc lựa chọn chiến lược thoát hiểm trong đầu tư, không có phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người. Một số chiến lược thoát hiểm trong đầu tư nhà đất như: Bán toàn bộ hoặc một phần Bất động sản, sử dụng đòn bẩy tài chính để có thêm vốn hoặc thời gian, thay đổi chiến lược đầu tư ban đầu,...
(2) Nghiên cứu hoặc lập kế hoạch không đầy đủ
Không có gì tồi tệ hơn việc mù quáng tham gia vào một thương vụ đầu tư Bất động sản mà không thực hiện nghiên cứu hoặc lập kế hoạch.
Nếu bạn bỏ qua bước này và hành động bốc đồng, bạn sẽ có thể rơi vào tình trạng sở hữu một Bất động sản mà không biết phải làm gì với nó. Mặc dù các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm có thể thích thú với thử thách này, nhưng đây không phải là điều mà một nhà đầu tư “tay mơ” mong chờ. Do đó, bạn nên thực hiện một số nghiên cứu và thẩm định trước khi mua.
(3) Người mua chỉ nên thanh toán hết tiền khi đã hoàn tất thủ tục sang tên Sổ đỏ
Theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Do đó, bạn chỉ nên trả hết tiền khi đã hoàn tất thủ tục sang tên Sổ đỏ.
Nếu bạn trả hết tiền trước khi sang tên Sổ đỏ, bạn sẽ gặp phải những rủi ro như:
- Người bán có thể không thực hiện việc sang tên Sổ đỏ.
- Người bán có thể không hoàn trả tiền cho bạn.
(4) Không mua bán bất động sản bằng giấy viết tay
Để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Nếu mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, bạn sẽ gặp phải những rủi ro như:
- Hợp đồng không có hiệu lực, giá trị pháp lý.
- Khó giải quyết tranh chấp.
(5) Đón sóng bất động sản quá sớm
Sai lầm này biểu hiện qua việc nhà đầu tư xác định sai tiềm năng bất động sản của một khu vực và dốc cả núi tiền để đón một cơn sóng chẳng biết bao giờ xuất hiện. Mua nhà đất không tạo ra giá trị gia tăng hoặc tiềm năng phát triển khu vực quá chậm sẽ chôn vùi dòng vốn của bạn. Để tránh sai lầm này, nhà đầu tư cần phải thực địa, khảo sát bản chất của đô thị là cơ sở hạ tầng, tiện ích, và mật độ dân cư. Lưu ý chỉ khi hội tụ được ba yếu tố này giá trị bất động sản mới được đảm bảo.
(6) Không quan tâm tới thuế thu nhập từ Bất động sản
Đầu tư với suy nghĩ tích lũy tài sản cho tương lai là một điều tốt, nhưng nếu bạn mới bắt đầu và không được đào tạo bài bản, bạn có thể nhầm tưởng rằng mọi thứ sẽ diễn ra đúng như bạn mong muốn.
Ví dụ, để nhanh chóng trả khoản vay và trông coi căn nhà, bạn cho thuê một căn nhà trống và không không có đồ đạc, Đây là một sai lầm rất lớn, vì cho thuê nhà kèm đồ sẽ có lợi hơn dưới góc độ thuế khóa. Với một số kiến thức về thuế và các quy định về cho thuê nhà, bạn có thể dễ dàng tránh được sai lầm này.
Cảnh báo: 6 lỗi đầu tư bất động sản chết người mà nhà đầu tư mới cần tránh (Hình ảnh từ internet)
Cần lưu ý gì cho Nhà đầu tư trước khi xuống tiền mua bất động sản
(1) Đầu tư ở khu vực đang phát triển
Tất nhiên, việc lựa chọn khu vực đầu tư còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách của từng người. Dù vậy, nếu có thể, hãy lựa chọn đầu tư ở những khu vực có mật độ dân cư cao, lượng khách hàng tiềm năng lớn. Một ngôi nhà ở gần các khu vực như trường học, bệnh viện, siêu thị, có hệ thống giao thông thuận lợi,… luôn hấp dẫn trong mắt người mua.
(2) Xác định mục đích đầu tư
Bạn muốn khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận lớn hay dòng tiền ổn định? Trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, việc sửa chữa, cải tạo và bán nhà đất sẽ dễ dàng hơn, có thể tạo ra những khoản lợi nhuận lớn. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc bán tài sản có thể không tạo ra lợi nhuận cao như kỳ vọng. Khi đó, bạn nên hướng đến việc cho thuê để tạo ra dòng tiền ổn định trong dài hạn.
(2) Một số cách tiết kiệm khi đầu tư
Như đã đề cập, việc cải tạo và sửa chữa nhà để bán có thể sẽ tốn những khoản phí tương đối lớn. Vì vậy, nếu có đủ khả năng, bạn có thể tự làm một vài công đoạn để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị phù hợp, tránh lãng phí vào những đồ nội thất tốn kém.
(3) Tìm kiếm sự phù hợp
Với tư cách là một nhà đầu tư, việc quan trọng không phải là giá trị đồ nội thất trong ngôi nhà mà đó là chất lượng của chúng. Mục đích cuối cùng là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Sẽ là tương đối rủi ro nếu bạn nghĩ rằng có thể mua một căn nhà sang trọng và bán với giá cao hơn trong tương lai. Vì vậy, khi tìm mua nhà đất để đầu tư, bạn chỉ nên quan tâm tới chất lượng tổng thể.
(4) Không để cảm xúc chi phối
Khi đầu tư Bất động sản, nhiều người thường bị cảm xúc chi phối. Họ có thể mua nhà đất vì sở thích hoặc nghe lời một vài người khác. Sau đó, họ gặp khó khăn trong việc bán đi, qua đó ảnh hưởng đến những kế hoạch của bản thân. Do đó, việc không để cảm xúc chi phối khi đầu tư là điều rất quan trọng.
(5) Kiểm tra tài sản
Đôi khi vì thị trường quá nóng, tỷ lệ cạnh tranh cao, nhiều nhà đầu tư mua nhà đất mà thường bỏ qua hoặc thực hiện bước kiểm tra tài sản một cách qua loa, hời hợt, dẫn đến nhiều rủi ro trong tương lai, chẳng hạn như kết cấu nhà gặp vấn đề, nền móng có những dấu hiệu sụt lún,… Chính vì vây, dù vội vàng đến đâu thì nhà đầu tư nên tập cho bản thân thói quen cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng tài sản trước khi xuống tiền.