Văn bản hợp nhất 51/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Dầu khí do Văn phòng Quốc hội ban hành
Số hiệu | 51/VBHN-VPQH |
Ngày ban hành | 10/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2018 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Văn phòng quốc hội |
Người ký | Nguyễn Hạnh Phúc |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018 |
Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1993, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000;
2. Luật số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm phát triển kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài;
Căn cứ vào các điều 17, 29 và 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1].
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Dầu khí và quy định khác của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí thì áp dụng theo quy định của Luật Dầu khí.
Trong trường hợp Luật Dầu khí và các quy định khác của pháp luật Việt Nam chưa quy định về vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí thì các bên ký kết hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động dầu khí hoặc luật của nước ngoài về dầu khí, nếu pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế hoặc luật của nước ngoài đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.[3] Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.
2. Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất.
3. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.
4. Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
5. Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam[4] với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí.
6. Dịch vụ dầu khí là các hoạt động liên quan đến tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí do Nhà thầu phụ tiến hành.
VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018 |
Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1993, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000;
2. Luật số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm phát triển kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài;
Căn cứ vào các điều 17, 29 và 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1].
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Dầu khí và quy định khác của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí thì áp dụng theo quy định của Luật Dầu khí.
Trong trường hợp Luật Dầu khí và các quy định khác của pháp luật Việt Nam chưa quy định về vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động dầu khí thì các bên ký kết hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động dầu khí hoặc luật của nước ngoài về dầu khí, nếu pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế hoặc luật của nước ngoài đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.[3] Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.
2. Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất.
3. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.
4. Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
5. Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam[4] với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí.
6. Dịch vụ dầu khí là các hoạt động liên quan đến tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí do Nhà thầu phụ tiến hành.
7. Lô là một diện tích, giới hạn bởi các tọa độ địa lý, được phân định để tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
8. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, được phép tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí.
9. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài ký kết hợp đồng với Nhà thầu hoặc Xí nghiệp liên doanh dầu khí để thực hiện các dịch vụ dầu khí.
10. Xí nghiệp liên doanh dầu khí là Xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
11.[5] Người điều hành là tổ chức, cá nhân đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí, điều hành các hoạt động trong phạm vi được ủy quyền.
12.[6] Dự án khuyến khích đầu tư dầu khí là dự án tiến hành các hoạt động dầu khí tại vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp và các khu vực khác theo danh mục các lô do Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí than.
13.[7] Khí than là hydrocarbon, thành phần chính là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa chứa lân cận.
14.[8] Công trình cố định là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.
15.[9] Thiết bị là tổ hợp các linh kiện cơ khí, điện, điện tử và các linh kiện cấu thành khác được lắp đặt, sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.
Trong trường hợp hoạt động dầu khí đã được phép tiến hành mà bị cấm hoặc tạm thời cấm, Chính phủ Việt Nam giải quyết thỏa đáng những thiệt hại cho tổ chức, cá nhân do việc cấm hoặc tạm thời cấm gây ra.
Các công trình cố định, thiết bị trên đây thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam kể từ thời điểm do các bên ký kết hợp đồng dầu khí thỏa thuận.
Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có những nội dung chính sau đây:
1. Tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân tham gia ký kết hợp đồng;
2. Đối tượng của hợp đồng;
3. Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
4. Thời hạn hợp đồng;
5. Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng;
6. Cam kết về tiến độ công việc và đầu tư tài chính;
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
8. Việc thu hồi vốn đầu tư, xác định lợi nhuận và phân chia lợi nhuận; quyền của nước chủ nhà đối với tài sản cố định sau khi hoàn vốn và sau khi chấm dứt hợp đồng;
9. Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; quyền của Tập đoàn dầu khí Việt Nam[14] được tham gia vốn đầu tư;
10. Cam kết đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
11. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí;
12. Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
Ngoài những quy định trong Hợp đồng mẫu, các bên ký kết hợp đồng được thỏa thuận các điều khoản khác nhưng không được trái với quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Các bên ký kết hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận cử một bên tham gia hợp đồng dầu khí làm Người điều hành hoặc thuê Người điều hành hoặc thành lập Công ty điều hành chung theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, các bên ký kết hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận không áp dụng Hợp đồng mẫu nhưng hợp đồng ký kết vẫn phải bao gồm các nội dung chính theo quy định tại Điều này.
Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định thầu để chọn đối tác ký kết hợp đồng dầu khí.
Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.
2. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm.
Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá năm năm và trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm hai năm tiếp theo. Trong thời gian chờ đợi thị trường tiêu thụ và có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Thời hạn tạm dừng do nguyên nhân bất khả kháng được kéo dài cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt. Thời hạn tạm dừng trong trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng không quá ba năm.
5. Thời hạn kéo dài thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại và thời hạn tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
6. Hợp đồng dầu khí có thể kết thúc trước thời hạn với điều kiện Nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và được các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận.
7. Chính phủ quy định điều kiện tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt; điều kiện và thủ tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí.
Diện tích tìm kiếm thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí không quá hai lô (2 lô).
Trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ Việt Nam có thể cho phép diện tích tìm kiếm thăm dò đối với một hợp đồng dầu khí trên hai lô (2 lô).
Nhà thầu phải hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Diện tích đang thực hiện thỏa thuận tạm dừng theo quy định tại Điều 17 của Luật này không phải hoàn trả trong thời hạn tạm dừng.
Nhà thầu và Tập đoàn dầu khí Việt Nam[19] phải thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí tiến độ công việc và cam kết đầu tư tài chính tối thiểu trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò.
Ngay sau khi phát hiện thấy dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn dầu khí Việt Nam[20] phải báo cáo và cung cấp mọi thông tin cần thiết về việc phát hiện thấy dầu khí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nếu xét thấy dầu khí đã phát hiện có giá trị thương mại, Nhà thầu phải tiến hành ngay chương trình thẩm lượng, lập báo cáo trữ lượng, sơ đồ phát triển mỏ và khai thác trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài và các văn bản kèm theo hợp đồng phải là tiếng Việt và một thứ tiếng nước ngoài thông dụng do Tập đoàn dầu khí Việt Nam[21] và tổ chức, cá nhân nước ngoài thỏa thuận. Bản bằng tiếng Việt và bản bằng tiếng nước ngoài đều có giá trị như nhau.
a) Bên nhận chuyển nhượng cam kết thực hiện các nội dung của hợp đồng dầu khí đã được bên chuyển nhượng ký kết;
b) Bảo đảm các điều kiện về chuyển nhượng vốn, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có hiệu lực theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã được điều chỉnh.
2. Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quyền ưu tiên mua lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng dầu khí được chuyển nhượng.
3. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam[24] được quyền tham gia vốn vào hợp đồng dầu khí. Tỷ lệ, thời gian tham gia vốn, việc hoàn lại chi phí cho Nhà thầu và thỏa thuận về điều hành được quy định trong hợp đồng dầu khí phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.
Việc đấu thầu và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí được thực hiện theo quy định riêng do Chính phủ ban hành.
Việt Nam tự đảm nhiệm dịch vụ bay hoặc ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài để thực hiện các dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí.
Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không đạt kết quả, nếu các bên tranh chấp là tổ chức, cá nhân Việt Nam, thì vụ tranh chấp được giải quyết tại trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; nếu một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì vụ tranh chấp được giải quyết theo phương thức được ghi trong hợp đồng dầu khí; nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế, trọng tài của nước thứ ba hoặc trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn, thì vụ tranh chấp được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của các trọng tài này.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU
1. Nhà thầu có các quyền sau đây:
a) Được hưởng những ưu đãi và những bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Được sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được để tiến hành các hoạt động dầu khí;
c) Được tuyển dụng người lao động để thực hiện các công việc của hợp đồng dầu khí trên cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
d) Được thuê Nhà thầu phụ theo quy định của Luật này và phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế;
đ)[29] Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
e) Được quyền sở hữu phần dầu khí của mình sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam;
g)[30] Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà không cần xin giấy phép xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 30 của Luật này;
h) Được thu hồi vốn đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí.
2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mở tài khoản tại Việt Nam và nước ngoài; được chuyển thu nhập từ việc bán dầu khí thuộc phần thu hồi chi phí, lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp khác thu được trong quá trình hoạt động dầu khí ra nước ngoài.
3. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; được bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với các dự án quan trọng.
Nhà thầu phụ được hưởng các quyền quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển phần thu hồi chi phí và lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Nhà thầu có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2. Thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng dầu khí;
3. Nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4. Chuyển giao công nghệ; đào tạo, sử dụng cán bộ, công nhân Việt Nam và bảo đảm quyền lợi của người lao động;
5. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu khí;
6. Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Tập đoàn dầu khí Việt Nam[33];
7. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho đoàn thanh tra;
8. Thu dọn các công trình, thiết bị, phương tiện sau khi kết thúc hoạt động dầu khí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
9.[34] Bán tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ yêu cầu:
a) Khí thiên nhiên thuộc sở hữu của mình trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác khí;
b) Phần dầu thô thuộc sở hữu của mình theo giá cạnh tranh quốc tế.
Nhà thầu phụ có các nghĩa vụ quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 30 của Luật này.
2. Thu nhập từ hoạt động dầu khí sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân sách nhà nước giao lại một phần hợp lý cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam để đầu tư phát triển các dự án dầu khí theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,[42] kế hoạch phát triển ngành dầu khí;
b) Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí, dự án đầu tư dầu khí theo quy định của pháp luật về đầu tư, báo cáo trữ lượng, kế hoạch tổng thể phát triển mỏ và kế hoạch phát triển mỏ, kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí, phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài, kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí, thời hạn tạm dừng hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng, trường hợp đặc biệt;
c) Tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các lô, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô;
d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu;
đ) Phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác sớm tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; thu hồi mỏ nếu nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời hạn quy định trong kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt;
g) Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dầu khí; xây dựng chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân lực cho hoạt động dầu khí;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí;
i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dầu khí;
k) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dầu khí;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
THANH TRA CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí tổ chức thực hiện chức năng thanh tra các hoạt động dầu khí.
Khi tiến hành thanh tra các hoạt động dầu khí, đoàn thanh tra có quyền:
1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời về những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động dầu khí có nguy cơ gây tai nạn hoặc tổn thất nghiêm trọng đối với người hoặc tài sản, tài nguyên dầu khí và ô nhiễm môi trường;
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm.
Tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại quyết định của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cá nhân vi phạm có hành vi cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam cũng được áp dụng:
1. Trên các công trình, phương tiện, thiết bị phục vụ cho các hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Trên các công trình, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân Việt Nam phục vụ cho các hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp tác với nước ngoài tại các vùng không thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 1993.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM |
[1] Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06 tháng 7 năm 1993.”
Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 19/2000/QH10.”
Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số 79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Luật Báo chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12.”
[2] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[4] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[6] Khoản này được bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[9] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[11] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[14] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[16] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[18] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[19] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[20] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[21] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[24] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[26] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[27] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[28] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[29] Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[30] Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điểm này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[31] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[32] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
[33] Cụm từ “Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Tập đoàn dầu khí Việt Nam” theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[34] Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[35] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[36] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[37] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[38] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[39] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[40] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[41] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[42] Từ “quy hoạch,” được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[43] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
[44] Điều 2 và Điều 3 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 quy định như sau:
“Điều 2
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều 3
Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí cho phù hợp với Luật này.”
Điều 2 của Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 quy định như sau:
“Điều 2
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.”
Điều 31 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 31. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.”
[45] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.