Văn bản hợp nhất 37/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 37/VBHN-BTC |
Ngày ban hành | 18/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2020 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Huỳnh Quang Hải |
Lĩnh vực | Chứng khoán |
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/VBHN-BTC |
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 73/2020/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán[2].
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử trên thị trường chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán bằng phương tiện điện tử, bao gồm:
a) Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty đại chúng;
b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên thị trường trái phiếu hoặc thị trường chứng khoán phái sinh, ngân hàng giám sát, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ;
đ) Nhà đầu tư;
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/VBHN-BTC |
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 73/2020/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán[2].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử trên thị trường chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán bằng phương tiện điện tử, bao gồm:
a) Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty đại chúng;
b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên thị trường trái phiếu hoặc thị trường chứng khoán phái sinh, ngân hàng giám sát, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ;
đ) Nhà đầu tư;
e) Các tổ chức, cá nhân khác tham gia giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán bằng phương tiện điện tử.
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến là hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ thông tin và môi trường mạng Internet, mạng viễn thông hoặc các mạng mở khác, bao gồm: Giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; giao dịch chứng khoán giữa thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán; giao dịch liên quan đến chứng khoán giữa thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến là hệ thống phục vụ quản lý và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, bao gồm: Trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính.
3. Chứng từ điện tử trong lĩnh vực chứng khoán là thông điệp dữ liệu về hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
4. Phiếu lệnh điện tử là thông điệp dữ liệu ghi lại những thông tin nhà đầu tư đã đặt lệnh giao dịch qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại một thời điểm nhất định mà chỉ có nhà đầu tư đó truy cập được vào hệ thống thông qua xác thực truy cập và đặt lệnh.
5. Xác thực hai yếu tố là phương pháp xác thực yêu cầu hai yếu tố để chứng minh tính đúng đắn của một danh tính. Xác thực hai yếu tố dựa trên những thông tin mà người dùng biết như số PIN, mã khóa bí mật cùng với những thông tin mà người dùng có như thẻ thông minh, thiết bị token, điện thoại di động hoặc những dấu hiệu sinh trắc học của người dùng để xác minh danh tính.
6. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
7[3]. Thông tin định danh thiết bị đặt lệnh là thông tin gắn với mỗi thiết bị dùng để nhận dạng thiết bị khi thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến.
8. Số điện thoại đặt lệnh là số điện thoại của nhà đầu tư đăng ký với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến để thực hiện đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
9. Dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là dịch vụ do các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp cho nhà đầu tư để mở tài khoản, đặt lệnh, đưa ra yêu cầu đối với các giao dịch chứng khoán hoặc nhận kết quả giao dịch thông qua mạng Internet hoặc điện thoại.
10. Tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
11. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
12. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
13. Sự cố nghiêm trọng là các sự cố kỹ thuật xảy ra đối với hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến gây hậu quả là hệ thống phải dừng hoặc tạm dừng hoạt động.
14[4]. Lần thực hiện giao dịch là lần nhà đầu tư đăng nhập hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến để thực hiện các lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
Giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Mục 1. YÊU CẦU DỊCH VỤ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT, AN NINH BẢO MẬT VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU
1. Đối với Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam:
a) Xây dựng, ban hành quy định kết nối hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, các quy trình về xử lý sự cố, dự phòng hệ thống, kiểm soát rủi ro trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Thông tư này;
b) Đảm bảo cung cấp hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến công khai, công bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả cho các thành viên sử dụng cùng một loại dịch vụ.
2. Đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến:
a) Trực tiếp cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư;
b) Xây dựng trang thông tin điện tử với tên miền đã đăng ký trên mạng Internet để cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các chương trình, ứng dụng dùng để giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đăng tải hoặc tích hợp trên trang thông tin điện tử này;
c) Ban hành quy trình thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến bao gồm: Quy trình vận hành theo dõi quản trị hàng ngày; quy trình đăng ký, hủy sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; quy trình về xử lý sự cố; quy trình sao lưu dự phòng hệ thống, dữ liệu; quy trình kiểm soát rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư và các quy trình khác phù hợp Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định của Thông tư này, trong đó phải nêu rõ trách nhiệm của đối tượng tham gia quy trình;
d) Bố trí đội ngũ nhân viên có bằng cấp, chứng chỉ công nghệ thông tin về quản trị phần mềm, quản trị hệ thống và an ninh thông tin để quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến đảm bảo liên tục và thông suốt;
đ) Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến với nhà đầu tư phải được thể hiện bằng hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó quy định cụ thể về phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này, trách nhiệm bồi thường của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và trách nhiệm khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến;
e) Ghi nhận thông tin về các yêu cầu giao dịch của nhà đầu tư trên hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các thông tin này phải lưu trữ để tra cứu được theo thời gian, phiên đăng nhập, kết quả thực hiện giao dịch, số dư phát sinh trước và sau giao dịch đối với tài khoản của nhà đầu tư;
g) Thông báo kết quả thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư ngay sau khi lệnh được khớp trên hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Điều 6. Yêu cầu về hạ tầng, kỹ thuật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến:
a) Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tách biệt về mặt vật lý với các hệ thống kinh doanh khác của công ty để đảm bảo an toàn thông tin mạng, giảm thiểu rủi ro và tránh xung đột giữa các hệ thống;
b) Trang bị máy chủ chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, không sử dụng máy tính cá nhân đóng vai trò máy chủ và không sử dụng chung với máy chủ của các đơn vị hoặc công ty khác. Trang thiết bị công nghệ thông tin chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có dự phòng;
c) Khu vực đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải bảo đảm các điều kiện an ninh, môi trường và an toàn hệ thống: Khu vực riêng biệt, có hệ thống khóa từ hoặc thiết bị tương đương kiểm soát vào ra, hệ thống ghi hình; hệ thống báo cháy và chữa cháy chuyên dụng; hệ thống điều hoà không khí, theo dõi kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; hệ thống lưu điện và máy phát điện dự phòng chuyên dụng; hệ thống chống sét lan truyền;
d) Công ty có thể thuê chỗ đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại các trung tâm dữ liệu (Data Center). Các trung tâm dữ liệu này phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về hoạt động của Data Center. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến đặt tại Data Center phải có các giải pháp đảm bảo tránh truy cập và khai thác dữ liệu bất hợp pháp;
đ)[5] Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tích hợp giải pháp để nhà đầu tư sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng khi thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến có thể tích hợp thêm giải pháp theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Việc triển khai áp dụng chứng thư số, chữ ký số trong giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
e)[6] Cung cấp phương thức giao dịch qua điện thoại phải trang bị hệ thống tổng đài hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, quản lý, tra cứu cuộc gọi. Mọi cuộc gọi đặt lệnh của nhà đầu tư phải được ghi âm, lưu trữ đầy đủ và phải đảm bảo an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu;
g) Áp dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc quản lý để thiết lập các mức giới hạn về mua bán chứng khoán theo quy định của pháp luật cho nhà đầu tư tham gia dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các giới hạn này phải được thông báo cho nhà đầu tư trên trang giao dịch chứng khoán trực tuyến và phải có quy trình phê duyệt đối với sự thay đổi các mức giới hạn này.
2. Đối với công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm a, b và e khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có phương án dự phòng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và cung cấp phương thức giao dịch thay thế trong trường hợp hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến gặp sự cố.
1. Trang thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được xác thực bởi chứng thư số.
2. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được thiết lập để ngăn chặn việc truy cập bất hợp pháp vào hệ thống kinh doanh nội bộ thông qua hoạt động giao dịch trực tuyến và phải được phân quyền hệ thống giữa các bộ phận nghiệp vụ có tiềm ẩn xung đột lợi ích theo quy trình kiểm soát nội bộ.
3. Hệ thống phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào khai thác, vận hành phải được rà soát, quét lỗ hổng bảo mật và có báo cáo đánh giá bằng biên bản. Môi trường vận hành hệ thống phần mềm giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tách biệt với môi trường kiểm thử, môi trường phát triển phần mềm. Định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến một (01) năm một (01) lần.
4. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin mạng và bảo mật dữ liệu hệ thống.
5. Các chứng từ điện tử, phiếu lệnh điện tử, dữ liệu điện tử và ghi âm các cuộc gọi đặt lệnh của khách hàng, bao gồm cả lệnh hủy phải được lưu trữ ít nhất mười (10) năm ở dạng nguyên bản.
6. Thông tin về khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến, các lệnh giao dịch và thông tin trao đổi trên hệ thống phải được mã hóa trên đường truyền và ở mức ứng dụng, được bảo mật theo quy định của pháp luật trừ khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Các giải pháp xác thực áp dụng trong giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có độ an toàn tối thiểu tương đương giải pháp xác thực hai yếu tố trở lên, bao gồm:
a) Giải pháp xác thực hai yếu tố;
b) Giải pháp xác thực sử dụng chứng thư số;
c) Các giải pháp xác thực khác được pháp luật cho phép và phù hợp với các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2[7]. Khi đặt lệnh qua điện thoại, nhà đầu tư phải sử dụng số điện thoại đặt lệnh và phải cung cấp thông tin để xác thực theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Giao dịch chỉ được thực hiện khi thông tin nhà đầu tư cung cấp trùng khớp với thông tin nhà đầu tư đã đăng ký và lưu trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn giải pháp xác thực do tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp khi đăng ký sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và được đăng ký lại giải pháp xác thực khi có nhu cầu.
4[8]. Mỗi lần thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến, nhà đầu tư phải thực hiện xác thực theo quy định tại Điều này.
Điều 9. Quy định về phiếu lệnh điện tử
1[9]. Phiếu lệnh điện tử phải có tối thiểu các thông tin: Số hiệu lệnh, loại lệnh, số tài khoản đặt lệnh, phương thức giao dịch, mã chứng khoán hoặc tên chứng khoán, số lượng và giá giao dịch, thời gian giao dịch (năm, tháng, ngày, giờ, phút), thông tin định danh thiết bị đặt lệnh.
2. Phiếu lệnh hủy phải có thông tin về số hiệu lệnh, khối lượng hủy và xác nhận lệnh hủy.
3[10]. Phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số hoặc gắn liền, kết hợp một cách lô gíc với thông tin xác thực của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 8 Thông tư này và đáp ứng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Phiếu lệnh điện tử trong giao dịch chứng chỉ quỹ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật về giao dịch chứng chỉ quỹ và đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 2. ĐĂNG KÝ, THU HỒI CHẤP THUẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Điều 10. Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, đã thực hiện kết nối với hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán và không thuộc trường hợp sau:
1. Đang trong quá trình giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị ngừng giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán.
2. Bị rút nghiệp vụ môi giới hoặc đang thực hiện thủ tục rút nghiệp vụ môi giới.
3. Bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.
4. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến bao gồm:
1. Ðơn đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh sách tên và lý lịch của các chuyên gia quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo thiết kế hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận và biên bản kiểm tra hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở giao dịch chứng khoán đối với thành viên giao dịch.
Điều 12. Thủ tục chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Công ty chứng khoán lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và lựa chọn phương thức giải quyết thủ tục với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc giải trình bằng văn bản đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sau thời hạn này nếu công ty chứng khoán không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối chấp thuận.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Thu hồi quyết định chấp thuận, tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trường hợp công ty chứng khoán bị tạm ngừng hoạt động hoặc bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán hoặc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động, công ty chứng khoán phải tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho đến khi khắc phục được các tình trạng này.
2. Công ty chứng khoán bị thu hồi Quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trong các trường hợp sau:
a) Đã đăng ký rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán và đã được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Bị rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
c) Bị chấm dứt tư cách thành viên với các Sở giao dịch chứng khoán;
d) Bị sáp nhập, bị chia, bị hợp nhất;
đ) Bị giải thể, bị phá sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Không duy trì, đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 1 và khoản 3 Điều 6, Điều 7, khoản 1 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
g) Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin sai sự thật;
h) Các trường hợp khác do yêu cầu từ phía cơ quan quản lý hoặc do công ty tự nguyện nộp đơn xin ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại các điểm b, c, e và g khoản 2 Điều này được đăng ký cung cấp lại dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
4. Công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này phải duy trì và đảm bảo thời gian lưu trữ dữ liệu của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mục 3. BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Điều 14. Quy định về báo cáo trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Công ty chứng khoán được chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau:
a) Báo cáo năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm;
b) Báo cáo kèm theo các tài liệu liên quan khi có nâng cấp, thay đổi hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến: Thay đổi core hệ thống, thay đổi phương thức giao dịch, thay đổi nhân sự công nghệ thông tin, thay đổi địa điểm đặt hệ thống theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo trong vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi công ty chứng khoán thực hiện nâng cấp hoặc thay đổi.
2. Sở giao dịch chứng khoán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau:
a) Báo cáo năm về hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm;
b) Báo cáo về các thay đổi quy định tiêu chuẩn công nghệ đối với thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Thời hạn báo cáo trong vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi có thay đổi.
3. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo năm về tình hình giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
4. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng liên quan đến hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư; thực hiện báo cáo năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
6. Báo cáo phải được gửi bằng bản điện tử trên các hệ thống trao đổi thông tin điện tử theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 15. Công bố thông tin trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trang thông tin điện tử chính thức và phần mềm ứng dụng phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải công bố các quy định về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và những rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các rủi ro bao gồm:
a) Trong khi truyền tải qua mạng internet, lệnh giao dịch có thể bị treo, bị ngừng, bị trì hoãn hoặc có lỗi dữ liệu;
b) Việc nhận dạng các tổ chức hoặc nhà đầu tư có thể không chính xác, lỗi về bảo mật có thể xảy ra;
c) Giá cả thị trường và các thông tin chứng khoán khác có thể có lỗi hoặc sai lệch;
d) Những rủi ro có thể xảy ra của các phương thức xác thực đặt lệnh cho nhà đầu tư;
đ) Những rủi ro khác mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ thấy cần thiết phải công bố.
2. Sở giao dịch chứng khoán công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Sở giao dịch chứng khoán ban hành.
3. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố trên trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam danh sách các sản phẩm, dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến được phép cung cấp; quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước danh sách công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, thủ tục, quy định về hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, danh sách công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Điều 16. Quy định về hoạt động trao đổi thông tin điện tử
1. Nội dung trao đổi thông tin điện tử bao gồm thông tin trao đổi qua Internet hoặc mạng riêng liên quan đến các hoạt động sau:
a) Chào bán chứng khoán ra công chúng, đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, niêm yết, đăng ký giao dịch và giao dịch chứng khoán;
b) Hoạt động quản lý các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
c) Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
d) Hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử có trách nhiệm:
a) Tạo lập trang thông tin điện tử trên mạng Internet đóng vai trò như một cổng vào cho dịch vụ trao đổi thông tin điện tử;
b) Bảo mật thông tin cho các đối tượng đăng ký sử dụng dịch vụ và đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống trao đổi thông tin điện tử;
c) Ban hành quy chế hướng dẫn về dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.
3. Đối tượng tham gia trao đổi thông tin điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ và thực hiện theo quy chế hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.
4. Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
1. Tuân thủ quy định trong hoạt động giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin trong hoạt động giao dịch điện tử và các quy định về an toàn bảo mật, về nhân sự, về hệ thống dữ liệu.
3. Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty. Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin chính xác, thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác và không được bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định. Thực hiện lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc khi quyết định chấp thuận bị thu hồi.
5. Thực hiện báo cáo đúng thời hạn, báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 18. Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ và các tổ chức, cá nhân khác về thực hiện giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán theo quy định hoặc khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và sự an toàn của thị trường chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm phối hợp giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
1. Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các công ty chứng khoán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, an ninh bảo mật, yêu cầu về xác thực và lưu trữ dữ liệu theo quy định của Thông tư này.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ
TRƯỞNG |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
- Thông tư số 73/2020/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán (sau đây viết tắt là Thông tư số 73/2020/TT-BTC), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên.
[2] Thông tư số 73/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.”
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
6 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
8 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 73/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
[11] Điều 2 Thông tư số 73/2020/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”