Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTTTT năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 07/VBHN-BTTTT
Ngày ban hành 21/10/2024
Ngày có hiệu lực 21/10/2024
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/VBHN-BTTTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2014/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG IN

Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi:

Thông tư số 18/2023/TT-BTTTT ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2023.

Thông tư số 11/2024/TT-BTTTT ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in, Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế, Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm và Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 20/2021/TT-BTTTT ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2024.

Căn cứ Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in[1]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động in (sau đây được viết tắt là Nghị định số 60/2014/NĐ-CP).

Điều 2.[2] (được bãi bỏ)

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động in

1. Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động in trên phạm vi cả nước.

2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật trong hoạt động in tại địa phương.

Điều 4.[3] (được bãi bỏ)

Điều 5. Tổ chức liên ngành phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động in quy định tại Khoản 7 Điều 5 và Điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP

1. Tổ chức liên ngành là tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan liên quan để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động in.

2. Tổ chức liên ngành Trung ương (gọi tắt là Đoàn liên ngành) gồm đại diện các cơ quan: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập; ban hành quy chế. Kinh phí hoạt động của Đoàn liên ngành được bố trí trong kinh phí ngân sách của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ quan Thường trực của Đoàn liên ngành Trung ương là Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông);

3. Tổ chức liên ngành địa phương (gọi tắt là Đội liên ngành) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, ban hành quy chế, bố trí ngân sách để Đội liên ngành hoạt động.

Chương II

HOẠT ĐỘNG IN

Điều 6.[4] (được bãi bỏ)

Điều 7.[5] (được bãi bỏ)

Điều 8.[6] (được bãi bỏ)

[...]