Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định công bố Danh mục loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 06/VBHN-BNNPTNT
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 27/04/2015
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC CÁC LOÀI THỦY SINH QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG Ở VIỆT NAM CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 02 năm 2011.

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản,1

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo2

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải);
- TT Tin học & Thống kê Bộ Nông nghiệp và PTNT (để đăng lên trang thông tin điện tử);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, TT.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

DANH MỤC

CÁC LOÀI THỦY SINH QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG Ở VIỆT NAM CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008)

Phần I

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là những loài sinh vật (động vật và thực vật) thích nghi với đời sống ở nước hoặc vùng đất ngập nước có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít và có khả năng bị biến mất trong tự nhiên ở các cấp độ khác nhau.

Các tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của các loài, các thứ hạng về mức độ đe dọa tuyệt chủng của sinh vật hoang dã:

(Phiên bản 2.2, 1994 của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN)

Tiêu chuẩn

Thứ hạng

Nguy cơ tuyệt chủng

(A) Suy giảm số lượng quần thể/10 năm

(B) Khu vực phân bố/nơi cư trú (km2)

(C) Số cá thể trong quần thể

Tuyệt chủng-EX

Không còn cá thể nào tồn tại

-

-

-

Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên-EW

Chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt

-

-

-

Rất nguy cấp-CR

Cực kỳ lớn

≥80%

<100/10

<250

Nguy cấp-EN

Rất lớn

≥50%

<5000/500

<2500

Sẽ nguy cấp-VU

Lớn

≥20%

<20.000/2000

<10.000

Nơi cư trú: Vị trí, địa điểm cư trú của một quần thể trong vùng phân bố địa lý hay nơi sống của loài.

Khu vực phân bố: Là vùng mà trên đó một loài chiếm cứ (có sự xuất hiện của loài).

Các mức độ đe dọa tuyệt chủng được hiểu như sau:

(theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007)

- Tuyệt chủng (Extinct-EX): một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết.

- Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Extinct in the wild-EW): một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.

- Rất nguy cấp (Critically endangered-CR): một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt.

- Nguy cấp (Endangered-EN): một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần.

[...]