BỘ
NGOẠI GIAO
*******
Số
: 48/LPQT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2003
|
Tuyên bố giữa nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về Khuôn khổ hợp tác hữu
nghị và toàn diện bước vào Thế kỷ 21 có hiệu lực từ ngày 26 tháng 06 năm 2003.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Trần Duy Thi
|
TUYÊN BỐ
GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG
HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VỀ KHUÔN KHỔ HỢP TÁC XÃ HỮU NGHỊ VÀ TOÀN DIỆN BƯỚC VÀO THẾ KỶ
21
Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (sau đây gọi tắt
là hai Bên),
Xuất phát
từ truyền thống quan hệ hữu nghị và láng giềng tốt đẹp lâu đời giữa hai dân tộc,
đã được các nhà lãnh đạo tiền bối là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống
Xu-các-nô cũng như thế hệ lãnh đạo sau này dày công vun đắp.
Quyết tâm
xây dựng mối quan hệ giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a trên mọi lĩnh vực tương xứng
với tiềm năng của hai nước để tận dụng những cơ hội và ứng phó với những thách
thức mới của toàn cầu hóa, mối đe doạ của nạn khủng bố quốc tế và những thách
thức to lớn đối với hệ thống quốc tế.
Nhận thức
rằng, hai nước phấn đấu đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an
ninh, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và phát triển bền vững của mỗi nước, của ASEAN,
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.
Khẳng định
tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc
tế, đặc biệt là những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
Tin tưởng
rằng, hiện nay là thời điểm thuận lợi để hai nước thiết lập một khuôn khổ quan
hệ hợp tác hữu nghị, tin cậy, lâu dài và toàn diện bước vào thế kỷ 21 nhằm gia
tăng hơn nữa tình hữu nghị lịch sử lâu đời và sự gần gũi về địa lý, phục vụ các
lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, an ninh sự
phồn vinh và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Đã nhất
trí như sau:
1. Hai Bên cam kết nâng cao và mở rộng đối thoại chính trị về
toàn bộ các mối quan hệ song phương và về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng
quan tâm.
2. Hai Bên sẽ duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm
củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp vốn có và tạo động lực mới cho sự hợp tác về
mọi mặt. Hai Bên cũng sẽ thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm ở các cấp giữa các Bộ,
ngành, các thành phố và địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức quần chúng cũng
như giữa công dân hai nước nhằm củng cố quan hệ hợp tác với nhau, góp phần phát
triển quan hệ giữa hai nước một các toàn diện, ổn định và bền vững.
3. Hai Bên cố gắng duy trì và nâng cao hiệu quả của các cuộc họp
thường kỳ của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – In-đô-nê-xi-a về hợp tác thương mại,
kinh tế và kỹ thuật nhằm thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả trên mọi lĩnh vực giữa
hai nước.
4. Hai Bên tiến hành các cuộc tham khảo chính trị thường xuyên giữa
hai Bộ Ngoại giao nhằm tăng cường sự hợp tác và trao đổi ý kiến về các vấn đề
quan hệ song phương, trong đó có kiểm điểm việc thực hiện Bản Tuyên bố hợp tác
này, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
5. Hai Bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh
và quốc phòng trên tinh thần láng giềng thân thiện, tin cậy và hiểu biết lẫn
nhau thông qua việc trao đổi các đoàn và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này
nhằm xây dựng quan hệ mật thiết giữa cơ quan an ninh và quốc phòng của hai nước.
Hai Bên cũng sẽ thúc đẩy và tăng cường việc trao đổi thông tin và phối hợp hoạt
động nhằm ngăn chặn bất cứ hoạt động nào của bất kỳ nhóm người nào chống lại chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước và đấu tranh chống các tội phạm xuyên
quốc gia như không tặc, khủng bố quốc tế, buôn người, buôn lậu vũ khí, rửa tiền,
buôn lậu ma túy và các hình thức tội phạm khác.
6. Hai Bên khuyến khích các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ
quan lập pháp của Nhà nước cũng như sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan này
trong khuôn khổ các tổ chức nghị viện quốc tế như Tổ chức Liên minh Nghị viện
ASEAN (AIPO) và Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
7. Hai Bên quyết tâm nâng cao thầm hợp tác kinh tế, cụ thể trong
các lĩnh vực sau :
a) Hai
Bên cam kết đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu, thúc đẩy các hoạt động
xúc tiến thương mại, nghiên cứu thực hiện các Bản Ghi nhớ (MOU) đã được ký kết
về việc cung cấp gạo trên cơ sở dài hạn giữa hai nước và tăng cường trao đổi
đoàn và thông tin, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai nước,
tích cực khuyến khích doanh nghiệp mỗi nước tham gia vào các hội chợ triển lãm
tại mỗi nước.
b) Hai
Bên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kể cả doanh nghiệp
vừa và nhỏ, mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng
xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm và dầu khí. Hai Bên tăng cường hợp tác
trong việc xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN thành điểm hấp dẫn để thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) v2o khu vực.
c) Hai
Bên tăng cường các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các chuyên gia nông nghiệp của
hai nước, tiến tới ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác song phương trong lĩnh
vực trao đổi thông tin, khoa học và thị trường liên quan tới các sản phẩm,
trong đó có cà phê, cao su và trong lĩnh vực lâm nghiệp khác như phòng và chống
cháy rừng.
d) Hai
Bên thúc đẩy việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch đã được
ký kết thông qua trao đổi đoàn các cấp và xem xét các kế hoạch hợp tác du lịch
ngắn hạn từ 2-3 năm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ở nước cũng như trong
ASEAN.
8. Hai Bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
và sớm xúc tiếc việc ký kết hiệp định hợp tác giữa hai nước về khoa học, công
nghệ để tạo cơ sở pháp lý phối hợp hoạt động trong thời gian tới.
9. Hai Bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục –
đào tạo, đẩy mạnh các chương trình hợp tác về phát triển nguồn nhân lực thông
quan việc ủng hộ và tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác song phương giữa
các cơ sở đào tạo, và khuyến khích việc cử sinh viên sang nghiên cứu và học tập
tại các trường đại học của nhau. Hai Bên cũng khuyến khích các hoạt động giao
lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai
nước, đẩy mạnh sự phối hợp trong các hoạt động hợp tác đa phương thông qua các
tổ chức khu vực và quốc tế mà hai nước là thành viên như Tổ chức các Bộ trưởng
Giáo dụ Đông Nam Á (SEAMEO) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
10. Hai Bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như bưu
chính - viễn thông, hàng không, y tế, thể dục thể thao và bảo vệ môi trường.
11. Hai Bên tiếp tục tăng cường tham khảo ý kiến chặt chẽ về các
vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là các vấn đề trong khuôn khổ ASEAN nhằm
xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác và phát
triển, củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN trên cơ sở các nguyên tắc nêu trong
các Tuyên bố Hòa bình Ba – li và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) nhằm làm
cho ASEAN có khả năng tận dụng các cơ hội và ứng phó với những thách thức mà Thế
kỷ 21 đang đặt ra cho Hiệp hội.
12. Hai Bên cho rằng hợp tác Á – Phi trên cơ sở 10 nguyên tắc
Băng – Đung có ý nghĩa quan trọng trong việc đối phó với tác động của quá trình
toàn cầu hóa và môi trường thế giới đang thay đổi, cũng như trong việc tăng cường
quan hệc chặt chẽ giữa các nước Châu Á và Châu Phi để phát triển thành những
khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
13. Hai Bên nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi ý kiến về
các vấn đề quốc tế cùng quan tâm tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp
Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hợp tác Á – Âu (ASEM), ASEAN và Diễn
đàn khu vực ASEAN (ARF). In-đô-nê-xi-a khẳng định lại cam kết ủng hộ Việt Nam
gia nhập WTO sẽ giúp đỡ Việt Nam về kỹ thuật trong quá trình đàm phán gia nhập
tổ chức này.
14. Hai Bên thống nhất về sự cần thiết phải tăng cường quan hệ
quốc tế bình đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia, không chấp nhận chủ nghĩa đơn
cực trong trật tự thế giới. Tiến trình này có thể đạt được với sự hợp tác của
các nước trong khuôn khổ Phong trào Không Liên kế (NAM) và Nhóm 77 (G-77) mà Việt
Nam và In-đô-nê-xi-a là các thành viên tích cực.
Làm tại
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2003 thành 02 bản, mỗi bản bằng ba thứ tiếng : tiếng
Việt, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh. Các văn bản đều có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau giữa các văn bản tiếng Việt và văn bản tiến
In-đô-nê-xi-a, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở để giải thích.
TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
Mê-Ga-Oát-Ti Xu-Các-Nô-Pu-Tơ-Ri
|
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trần Đức Lương
|