Tờ trình 4279/TTr-BNN-TCTS về Nghị định quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 4279/TTr-BNN-TCTS |
Ngày ban hành | 23/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 23/12/2010 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Vũ Văn Tám |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4279/TTr-BNN-TCTS |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
Cảng cá, bến cá là cơ sở hậu cần quan trọng đối với nghề khai thác thủy sản. Ngoài vai trò là nơi cập tàu bốc dỡ sản phẩm thủy sản, các vật tư, trang thiết bị cho tàu cá, vùng đất cảng cá còn là nơi diễn ra các hoạt động thu mua, chế biến thủy sản, cung ứng xăng dầu, nước đá cho tàu cá, ngoài ra cảng cá còn là nơi để các cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực thi các quy định pháp luật về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như cung cấp cho ngư dân các thông tin về thời tiết, ngư trường, nguồn lợi và thị trường phục vụ cho đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Để đạt được các mục tiêu trên, từ khi tiến hành đầu tư xây dựng cũng như trong suốt quá trình sử dụng, ngành Thủy sản và các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng và sử dụng cảng cá luôn phải giải quyết các mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều cấp: Với ngành Giao thông vận tải về luông lạch, bến bãi (vì hầu hết các cảng cá đều được xây dựng trong vùng nước cảng biển và phải sử dụng các luồng vào cảng chung với luồng giao thông); với ngành Tài nguyên môi trường về quyền sử dụng vùng đất, vùng nước quay trở và vùng nước cập tàu; với ngành Công an, với Biên phòng và Ủy ban nhân dân sở tại về đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cảng; với nhiều ngành, nhiều cấp khác về phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường, về phòng cháy chữa cháy, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, với xu thế hội nhập hiện tại, cảng cá không chỉ là nơi có thể cho phép các tàu cá nước ngoài ra vào mà còn là nơi chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận về chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản theo các thỏa thuận quốc tế nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thủy sản.
Trong những năm qua, thực hiện Luật Thủy sản, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Quy chế này đã phát huy được hiệu quả nhất định trong thực tế và là cơ sở để triển khai hoạt động của các cảng cá, bến cá trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tính chất là “Quy chế mẫu” để các địa phương, các cảng cá nghiên cứu vận dụng, Quy chế không đủ khả năng để giải quyết các mối quan hệ giữa các ngành, các cấp và các quan hệ quốc tế theo xu hướng phát triển hiện nay, do vậy cũng đã nảy sinh nhiểu bất cập và khó có thể tạo điều kiện để các cảng cá thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Với lý do trên, để đảm bảo các cảng cá hoạt động có hiệu quả, việc xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão là cần thiết.
Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở phát triển các quy định hiện hành về quản lý cảng cá, kinh nghiệm rút ra từ thực tế quản lý cảng cá của ngành Thủy sản trong thời gian qua và tham khảo các quy định về quản lý cảng biển, quản lý cảng, bến thủy nội địa của ngành Giao thông vận tải.
Dự thảo đã được gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển.
III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO
Dự thảo Nghị định bao gồm 6 chương và 25 Điều:
Chương I: Quy định chung, gồm 5 Điều
Trong đó có các nội dung: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Giải thích thuật ngữ; Quy định chung về xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Cơ chế vận hành cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Yêu cầu cập cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đối với tàu cá.
Chương II: Xây dựng và cấp phép hoạt động cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 6 Điều
Trong đó có các nội dung: Điều kiện xây dựng cảng cá; Điều kiện xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Phân loại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp phép hoạt động cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quyết định đình chỉ, đình chỉ tạm thời hoạt động cảng cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá; Điều kiện xây dựng, trình tự, thủ tục thẩm quyền, cấp phép hoạt động của bến cá và trách nhiệm tổ chức cá nhân hoạt động tại bến cá.
Chương III: Tàu cá ra vào và hoạt động dịch vụ hậu cần tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 4 Điều
Trong đó có các nội dung: Tàu cá vào và rời cảng cá; Tàu cá nước ngoài vào và rời cảng cá; Tàu cá vào và rời khu neo đậu tránh trú bão; Những hành vi bị cấm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Chương IV: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng cá, bến cá, gồm 3 Điều
Trong đó có các nội dung: Trách nhiệm của Ban quản lý cảng cá; Trách nhiệm của thuyền trưởng, người lái tàu cá trong khu vực cảng cá, bến cá; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá;
Chương V: Quản lý nhà nước đối với các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 5 Điều
Trong đó có các nội dung: Nội dung quản lý Nhà nước đối với các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Cơ quan quản lý Nhà nước về cảng cá, bến cá; Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan.
Chương VI: Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều
Trong đó có các nội dung: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành.
IV. Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
- Các ý kiến góp ý đều thống nhất với bố cục và nội dung của dự thảo và chỉ góp ý bổ sung, hoàn thiện câu chữ trong dự thảo. Các ý kiến góp ý đều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tiếp thu và đưa vào nội dung dự thảo.
- Về ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ sự cần thiết và tính khả thi về sự thành lập Ban quản lý cảng cá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giải trình như sau: