BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
|
Số:
3696/TTr-BNN-CB
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
|
TỜ TRÌNH
QUYẾT ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH DỰ TRỮ, TIÊU THỤ CÀ PHÊ GẮN
VỚI SẢN XUẤT
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 6 Quyết định 481/QĐ-TTg ngày
13/4/2010 về hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009/2010, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo cơ chế, chính sách nhằm tăng khả năng
dự trữ cà phê, đảm bảo xuất khẩu có lợi cho nền kinh tế; kiểm soát giá xuất khẩu
cà phê, nhất là đối với giá các hợp đồng, giao hàng tương lai và kỳ hạn; kiểm
soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu làm thiệt hại
thu nhập của người trồng cà phê và lợi ích đất nước; hỗ trợ được trực tiếp cho
người trồng cà phê khi có rủi ro về thị trường và giá cả.
Tổng hợp, tiếp
thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin kính trình Thủ tướng Chính
phủ cơ chế, chính sách đối với ngành cà phê gồm những nội dung sau:
1.
Sự cần thiết ban hành Quyết định
Việt Nam hiện là
nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, với diện tích trên 500.000 ha,
hàng năm cho sản lượng trên dưới 1 triệu tấn nhân. Hơn 90% sản lượng cà phê phục
vụ xuất khẩu, tiêu thụ nội địa chỉ ở mức dưới 10% (khoảng 70.000 tấn). Từ năm
2004 trở lại đây, ngành cà phê đã có bước tiến đáng kể, kim ngạch xuất khẩu
tăng từ 483 triệu USD (năm 2000) lên 734 triệu USD (năm 2005), đạt kỷ lục 2,1 tỷ
USD (năm 2008) và ước trên 1,6 tỷ USD năm 2010. Với giá trị tổng sản lượng chiếm
khoảng 2% GDP, ngành cà phê đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của
đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ gia đình nông dân trồng cà
phê và hơn 1,6 triệu lao động, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị -
xã hội tại các tỉnh Tây nguyên, miền núi.
Tuy nhiên cho đến
nay, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, nhưng Việt Nam không
có khả năng chi phối, ngược lại rất bị động trước các thay đổi của thị trường
thế giới; luôn đứng trước nguy cơ khủng hoảng khi có biến động bất lợi về thị
trường, giá cả. Qua nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng này được chỉ ra như sau:
(1) Ngành cà
phê chưa thiết lập được hệ thống sản xuất, kinh doanh mang tính chuyên nghiệp.
Điển hình, hàng
năm nước ta xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê nhân tới 80 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó có 10 nước là bạn hàng lớn, qua 26 đầu mối của hãng và doanh
nghiệp nước ngoài mua trực tiếp cà phê Việt Nam, nhưng trong nước có đến 168
doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu với khối
lượng tương đối lớn.
(2) Năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê Việt Nam còn thấp, thể
hiện ở các mặt:
- Năng lực tài
chính: Các doanh nghiệp không đủ nguồn lực để thu mua dự trữ cà phê chờ thời điểm
có lợi để bán ra. Đầu vụ, các doanh nghiệp bán ồ ạt để lấy tiền trả nợ, có
tháng bán ra đến 200.000 tấn, trong khi nhu cầu cà phê Robusta của thị trường
chỉ trong khoảng 80.000 – 100.000 tấn/tháng. Đây là cơ hội cho 12 nhà nhập khẩu
và 8 nhà rang xay lớn ép giá. Cũng từ sự thiếu hụt về vốn, các doanh nghiệp Việt
Nam thường thực hiện hợp đồng mua bán cà phê theo nguyên tắc “trừ lùi”, khi gặp
phải tình trạng giá giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ, không được
ngân hàng cho vay vốn.
- Bên cạnh một số
ít doanh nghiệp chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, còn
khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến chất lượng và sản xuất các sản
phẩm có giá trị gia tăng. Việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật trong
giao dịch mua bán hàng hóa không được thực hiện nghiêm túc từ chính trong các
doanh nghiệp.
- Các hoạt động
mở rộng thị trường cà phê rang xay, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với
cà phê còn hạn chế, trong đó tính chuyên nghiệp, kiến thức thị trường trong quá
trình hội nhập của các doanh nghiệp rất yếu.
(3) Thiếu sự
liên kết trong sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi
ích giữa doanh nghiệp và nông dân.
Mối liên hệ giữa
các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê với nhau; giữa doanh nghiệp và nông
dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ thông tin, không thống nhất được với
nhau về phương thức tiêu thụ, giá cả, thường xuyên xảy ra tình trạng tranh mua,
tranh bán ngay trên “sân nhà” và bị các khách hàng ép giá. Nông dân chủ yếu là
hộ sản xuất nhỏ lẻ, không có người đại diện hợp pháp cho quyền lợi, nên rất khó
hưởng sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước khi có rủi ro.
Vì vậy, việc xây
dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách dự trữ, tiêu thụ
cà phê là hết sức cần thiết.
2.
Quan điểm soạn thảo Quyết định
- Cà phê là một
trong những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn và liên quan đến cuộc sống
của hàng trăm nghìn hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên. Do đó
cần có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng tại các địa bàn chiến lược của đất nước.
- Với lượng cà
phê robusta lớn nhất thế giới, cần phải chủ động điều tiết tiêu thụ trên thị
trường bằng các chính sách phù hợp, không vi phạm các cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế.
3.
Quá trình soạn thảo Quyết định
Ngày 15/4/2010,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy
sản và nghề muối chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tổng hợp
tình hình thực tế, xây dựng dự thảo Quyết định.
Tháng 6/2010, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt
Nam tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Quyết định. Hội thảo có sự tham gia của các
đại biểu đại diện các Bộ ngành, doanh nghiệp và thu được nhiều ý kiến đóng góp
xác đáng.
Ngày 08/7/2010,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi bản dự thảo đến các Bộ, ngành, cơ
quan liên quan xin ý kiến đóng góp bằng văn bản. Đến đầu tháng 8/2010, đã nhận
được góp ý của các đơn vị gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ,
Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam,
UBND các tỉnh Đaklak, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum.
Tháng 8/2010, cơ
quan soạn thảo tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ ngành, hoàn thiện dự thảo, gửi
Bộ Tư pháp thực hiện các thủ tục thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
4.
Bố cục và nội dung chính của Quyết định
4.1. Bố cục:
Quyết định gồm
có 9 điều được bố cục như sau:
Điều 1: Mục tiêu
Điều 2: Đối tượng
áp dụng;
Điều 3 đến Điều
7: Các điều khoản cụ thể thực hiện từng nội dung theo yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định 481/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010;
Điều 8: Tổ chức
thực hiện;
Điều 9: Hiệu lực
thi hành Quyết định.
4.2. Nội dung
chính của Quyết định bao gồm:
a) Cơ chế,
chính sách nhằm tăng khả năng dự trữ cà phê, đảm bảo xuất khẩu mang lại lợi ích
cao và bền vững (từ Điều 3 đến Điều 5)
Việc tạm trữ cà
phê nhằm chủ động để phân kỳ tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường, giảm áp
lực bán hàng tại thời điểm đầu vụ, điều phối lượng hàng hóa bán đều trong năm,
mang lại hiệu quả cao hơn. Ban soạn thảo đã đề xuất các cơ chế, chính sách sau:
- Hàng năm căn cứ
vào sản lượng và kế hoạch tiêu thụ, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đề xuất với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án lưu kho cà phê để điều tiết lượng
hàng bán ra. Sau khi phương án được duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo
các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp được chỉ định vay đủ vốn tương ứng
với lượng cà phê lưu kho được giao; thời gian cho vay tối thiểu 6 tháng với lãi
suất thỏa thuận.
- Trên cơ sở hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp ký với dân ngay từ đầu vụ về giá cả, số lượng,
thời hạn …và đề nghị của doanh nghiệp, ngân hàng giải ngân trực tiếp cho dân tiền
ứng trước đã ghi trong hợp đồng và doanh nghiệp nhận nợ với ngân hàng thương mại.
Các hộ nông dân, chủ trang trại không có tài sản đảm bảo được ngân hàng cho vay
theo điều 8 của Nghị định 41/2010/NĐ-CP.
- Các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu cà phê xây kho tạm trữ được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết
định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp
giá cà phê trên thị trường trong nước xuống dưới giá thành sản xuất bình quân, ảnh
hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân, căn cứ đề xuất của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam,
Chính phủ hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê theo hướng: Các tổ chức tín dụng được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định cho các doanh nghiệp đầu mối tham gia tạm
trữ vay đủ vốn để mua đủ số lượng cà phê đưa vào tạm trữ theo cơ chế tín dụng
thông thường. Doanh nghiệp được hỗ trợ cấp bù lãi suất 100% trong thời hạn ít
nhất 06 tháng, trích từ Quỹ bảo hiểm cà phê. Việc hỗ trợ này nhằm đảm bảo an
sinh xã hội và không trái với các quy định của WTO.
Dự thảo đã quy định
những điều kiện đối với các doanh nghiệp được vay vốn: Có năng lực kinh doanh số
lượng cà phê lớn tại từng địa phương, tài chính minh bạch, lành mạnh được UBND
tỉnh và Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam xác nhận; Có cơ sở vật chất và kho chứa
đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật
QCVN 01:06-2009/BNNPTNT; Thực hiện thu mua cà phê của nông dân theo hợp đồng, đảm
bảo lợi ích của người trồng cà phê và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh;
không mua bán cà phê lẫn loại do hái “tuốt cành” có tỷ lệ quả chín dưới 80%.
b) Thành lập
Quỹ bảo hiểm cà phê và đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu
Cùng với việc
nâng cao chất lượng, việc thành lập Quỹ bảo hiểm là yếu tố để ngành cà phê thực
hiện sản xuất kinh doanh một cách chủ động, mang tính căn cơ, lâu dài, tránh sự
thụ động và “bóp méo” thị trường bởi sự can thiệp của Nhà nước trong các hỗ trợ
trực tiếp. Ban soạn thảo đã đề xuất các nội dung:
- Thành lập Quỹ
bảo hiểm cà phê từ nguồn thu của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu
cà phê, tính theo khối lượng xuất khẩu; mức thu cụ thể do Hiệp hội Cà phê ca
cao Việt Nam thống nhất quy định theo từng năm, trên cơ sở hiệu quả của sản xuất,
kinh doanh.
- Các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê nhân phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng theo TCVN; tỷ lệ
cà phê chất lượng thấp hơn tiêu chuẩn không được vượt quá 10% lượng hàng hóa xuất
khẩu theo chứng thư giám định chất lượng hàng hóa, nếu vượt quá phải nộp phí chất
lượng 10 USD/tấn vào Quỹ bảo hiểm cà phê. Khuyến khích thành lập và phát huy
vai trò, hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu,
nhằm đảm bảo chất lượng, thống nhất giá cả, điều tiết xuất khẩu và thực hiện
thanh toán theo hình thức trả ngay, khắc phục hình thức hợp đồng trừ lùi hoặc
giao dịch ảo.
c) Tổ chức thực
hiện
- Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn : Chủ trì phối hợp các địa phương chỉ đạo rà soát quy
hoạch vùng sản xuất và cơ sở chế biến cà phê, tổ chức sản xuất theo hướng hợp
tác, thành lập các hợp tác xã dịch vụ, trung tâm chế biến, tiêu thụ cà phê.
- Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn Hiệp hội cà phê ca cao
Việt Nam xây dựng Quỹ Bảo hiểm cà phê; thực hiện việc quản lý nhà nước về tài
chính đối với Quỹ Bảo hiểm cà phê.
- Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam: Chỉ đạo, điều phối các ngân hàng thương mại trong hoạt động cho
vay nhằm tạo điều kiện có đủ vốn cho các doanh nghiệp cà phê.
- UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện quyết định này tại địa
phương: Rà soát, phân vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp có năng lực đảm nhận,
ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ cà phê cho nông dân; tổ chức lại sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân tự nguyện tham gia các tổ
chức kinh tế hợp tác, thông qua đó để hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với
các doanh nghiệp, đồng thời là đầu mối để tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà
nước; giám sát việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp với nông dân trên địa
bàn.
- Hiệp hội cà
phê ca cao Việt Nam: Thành lập Quỹ Bảo hiểm cà phê và xây dựng quy chế điều
hành Quỹ. Phối hợp với cơ quan liên quan giám sát khối lượng, giá cả, chất lượng
cà phê xuất khẩu theo quy định tại điều 7, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
5.
Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan
Được tổng hợp
chi tiết tại báo cáo kèm theo.
6.
Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp (có báo cáo kèm theo)
7.
Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
Trong quá trình
xây dựng Quyết định (dự thảo), cơ quan soạn thảo đã tiếp thu cơ bản những ý kiến
của các Bộ, ngành, địa phương. Tuy vậy, một số điểm còn có ý kiến khác nhau, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình cụ thể như sau:
7.1. Hầu hết các
góp ý đồng tình với việc quy định điều kiện đối với các doanh nghiệp vay vốn tạm
trữ lưu thông (hoặc tạm trữ khi giá xuống thấp), tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng
việc quy định điều kiện doanh nghiệp được vay vốn tạm trữ, xuất khẩu cà phê là
không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Ban soạn thảo
nhận thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bất ổn
trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê, làm giảm uy tín của cà phê Việt Nam
trên thị trường thế giới là tình trạng “nhà nhà sản xuất, nhà nhà xuất khẩu”;
đã phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như lừa đảo, giao dịch ảo trên mạng, dẫn
đến nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nông dân bị chiếm dụng cà phê, chịu thua thiệt
trong quá trình ký gửi hàng cho đại lý. Vì vậy, cũng như điều hành xuất khẩu gạo,
đối với cà phê cần phải thực hiện cơ sở sản xuất – kinh doanh có điều kiện quy
định các điều kiện cụ thể đối với doanh nghiệp được quyền vay vốn tạm trữ, xuất
khẩu. Thực chất đây là quá trình làm lành mạnh hóa thị trường, tổ chức lại
ngành hàng và đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tự đổi mới, nâng cao
năng lực để có thể đáp ứng được yêu cầu.
7.2. Về vốn vay:
Hầu hết các góp ý đều đồng tình cần phải tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp
chế biến – xuất khẩu được vay vốn lưu động ổn định, nhằm chủ động tạm trữ lưu
thông. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng về cơ bản, ngân hàng đã đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê và không cần quy định
cụ thể mức vay, thời hạn vay, lãi suất của khoản vay vì cơ chế chính sách tín dụng
đối với nông nghiệp, nông thôn đã được thực hiện theo Nghị định 41, theo đó,
quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện theo cơ chế thỏa thuận.
- Tiếp thu ý kiến
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dự thảo không quy định cụ thể mức vay, thời hạn
vay, lãi suất của khoản vay đối với toàn bộ sản lượng cà phê, mà chỉ đề xuất áp
dụng thời hạn vay tối thiểu 6 tháng, lãi suất thỏa thuận đối với một số lượng
nhất định nhằm lưu kho và điều tiết lượng hàng bán ra. Đồng thời, thực hiện việc
ngân hàng giải ngân trực tiếp cho dân tiền ứng trước đã ghi trong hợp đồng của
doanh nghiệp nhận nợ với ngân hàng thương mại, trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm doanh nghiệp ký với dân ngay từ đầu vụ về giá cả, số lượng, thời hạn … và
đề nghị của doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Bùi Bá Bổng;
- Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, CB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
BÁO CÁO
TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý, THẨM ĐỊNH DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH VỀ CƠ
CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ, DỰ TRỮ CÀ PHÊ
(Kèm theo Tờ trình số 3696/TTr-BNN-CB ngày 10 tháng 11 năm 2010)
TT
|
Cơ
quan góp ý/thẩm định
|
Ý
kiến góp ý/thẩm định
|
Kết
quả tiếp thu ý kiến
|
1
|
Bộ Tài chính
|
- Bổ sung đối tượng được hưởng
chính sách là “các doanh nghiệp kinh doanh thu mua cà phê trên thị trường”
|
Dự thảo đã chỉnh sửa thành doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất, chế biến, kinh
doanh cà phê.
|
|
|
- Làm rõ cơ chế cho vay thỏa thuận
và bên nào chịu trách nhiệm chi trả nợ khi có rủi ro trong trường hợp vay tín
chấp
|
- Nội dung này đã được quy định tại
Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà dự thảo đã dẫn, nên không quy định
thêm.
|
|
|
- Về việc thành lập Ban Điều hành
Quốc gia cà phê, đề nghị sửa thành “Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam chịu
trách nhiệm theo dõi tình hình diễn biến giá cả và đề xuất với các Bộ, ngành tham
mưu với Chính phủ biện pháp, cơ chế chính sách điều hành hoạt động mua bán cà
phê nguyên liệu và xuất khẩu cà phê phân khi thị trường cà phê thế giới có xu
hướng bất lợi cho người nông dân”
|
- Dự thảo cơ bản đã chỉnh sửa
theo ý kiến đóng góp: Giao Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam thành lập Quỹ bảo
hiểm cà phê, đề xuất phương án vay mua lưu kho hàng năm và hướng hỗ trợ khi
có thiệt hại do giá cà phê xuống thấp.
|
|
|
- Bổ sung tại Điều 7 “Các doanh
nghiệp thực hiện việc mua cà phê theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình”
|
- Nội dung này đã được quy định tại
Điều 5 Dự thảo
|
|
|
- Điều 8: Bỏ nội dung “Hàng năm,
trước khi vào vụ thu hoạch, chủ trì phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp
xác định và công bố giá sàn thu mua cà phê của nông dân”, vì cà phê không phải
là mặt hàng thiết yếu và Nhà nước bình ổn giá.
|
- Ban soạn thảo xin tiếp thu
|
2.
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
- Quan điểm cho rằng, về cơ bản,
ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà
phê và đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của ngành cà phê
trong thời gian qua.
|
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho rằng thiếu vốn lưu động là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê. Chính vì thiếu
vốn, nên xảy ra tình trạng “mua non, bán non” và không thể tạm trữ, điều tiết
thị trường. Do đó mong muốn nhà nước có cơ chế cho doanh nghiệp vay với thời
hạn đủ dài để lưu kho đủ lượng cà phê cần thiết hàng năm.
|
|
|
- Không quy định cụ thể mức vay,
thời hạn vay, lãi suất của khoản vay vì cơ chế tín dụng vì cơ chế chính sách
tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn đã được thực hiện theo Nghị định 41,
theo đó, quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện theo cơ chế
thỏa thuận.
|
- Việc quy định trong dự thảo vẫn
tuân thủ cơ chế thị trường và những quy định của Nghị định 41, dự thảo chỉ bổ
sung cụ thể về thời hạn vay để đảm bảo đủ vốn lưu động cho ngành cà phê (như
đã giải trình ở trên).
|
|
|
- Điều 3: Làm rõ hình thức khuyến
khích nông dân trồng cà phê theo hướng thực hiện việc sản xuất và thu mua cà
phê theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm: trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ký
với dân ngay từ đầu vụ và đề nghị của doanh nghiệp, ngân hàng giải ngân trực
tiếp cho dân số tiền ứng trước đã ghi trong hợp đồng và doanh nghiệp nhận nợ
với ngân hàng
|
- Dự thảo đã tiếp thu (tại Điều
3)
|
|
|
- Điều 7: Do ngành cà phê hoạt động
theo cơ chế thị trường nên không đặt ra mức lợi nhuận tối thiểu 30% cho người
trồng cà phê. Trong trường hợp cụ thể, khi có thiệt hại, việc xử lý hỗ trợ trực
tiếp theo Nghị định 41.
|
- Ban soạn thảo xin tiếp thu, tuy
nhiên đề xuất thêm việc thành lập Quỹ Bảo hiểm cà phê để hỗ trợ doanh nghiệp
và nông dân trong trường hợp có rủi ro.
|
|
|
- Điều 7: bỏ nội dung “Ngân hàng
chỉ giải ngân cho các doanh nghiệp có hợp đồng thanh toán với nông dân tiền
mua cà phê với giá bằng hoặc trên giá sàn”. Vì việc xem xét cho vay của ngân
hàng trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngân hàng
thương mại không có chức năng kiểm soát giá.
|
- Dự thảo đã tiếp thu.
|
3.
|
Bộ Công Thương
|
- Do kênh tiêu thụ sản phẩm cà
phê hiện nay còn khá phức tạp nên đối tượng mà chính sách thu mua tạm trữ muốn
tác động tới là người trồng cà phê khó được hưởng lợi nhiều. Vì vậy, về lâu
dài, đề nghị nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về cơ chế, chính sách từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu cà phê trên cơ sở thiết lập mạng lưới
thu mua, chế biến xuất khẩu chuyên nghiệp, tăng cường mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và nông dân.
|
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xin tiếp thu. Mặt khác, trong phạm vi dự thảo Quyết định cũng đã có
chính sách khuyến khích mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân bằng
hình thức ngân hàng ứng trước tiền mua cà phê cho nông dân có hợp đồng bán cà
phê với doanh nghiệp ngay từ đầu vụ.
|
|
|
- Điều 5. Bổ sung thêm trách nhiệm
của doanh nghiệp được vay vốn là chủ động tìm kiếm thị trường, hợp đồng, đảm
bảo tiêu thụ hết lượng cà phê thu mua tạm trữ với giá có lãi, góp phần đảm bảo
hiệu quả sản xuất.
|
- Dự thảo đã tiếp thu có điều chỉnh,
tại Điều 5 “Thực hiện thu mua cà phê của nông dân theo hợp đồng với giá hợp
lý, đảm bảo lợi ích của người trồng cà phê (trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt
Nam) và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh; không mua bán cà phê lẫn
loại do hái “tuốt cành” có tỷ lệ quả chín dưới 80%”
|
4
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
- Điều 5: quy định cụ thể định lượng
đối với điều kiện về sản lượng, năng lực tài chính của doanh nghiệp
|
- Hiệp hội cà phê – ca cao đề nghị
“quy định doanh nghiệp phải có lượng xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn/năm trở
lên, có kho tạm trữ được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn, thế chấp bằng sản
phẩm và được ứng từ 90-100%”. Trong khi đó, một số địa phương đề nghị chỉ
nên quy định: “doanh nghiệp có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn so với các
doanh nghiệp khác trong cùng địa phương, có tài chính lành mạnh được cơ quan
chức năng xác nhận”.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo Quyết
định quy định: Có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn đối với từng địa phương,
tài chính minh bạch, lành mạnh được UBND tỉnh và Hiệp hội Cà phê ca cao Việt
Nam xác nhận
|
|
|
- Điều 8. Căn cứ Điều
22 Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức,
hoạt động và quản lý Hội thì Hiệp hội không có chức năng về “Xây dựng quy chế
xuất khẩu cà phê nhân; điều kiện đối với các doanh nghiệp mua tạm trữ và xuất
khẩu cà phê …”, vì vậy giao cho cơ quan khác có chức năng tương ứng
|
- Tiếp thu
|
5
|
Bộ Nội vụ
|
- Thống nhất với ý kiến cần có tổ
chức phối hợp liên ngành giúp TTCP nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết
các công việc liên quan đến dự trữ, tiêu thụ cà phê gắn với sản xuất. Tuy
nhiên cần cân nhắc kỹ mô hình tổ chức Ban Điều hành quốc gia cà phê Việt Nam
giao cho Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam làm thường trực và trực tiếp quản lý
Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu, đảm bảo phù hợp với Khoản 2, Điều 15
Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 của TTCP về việc ban hành quy
chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành
|
- Sau khi nghiên cứu nhiều ý kiến
góp ý khác, dự thảo đã thống nhất bỏ nội dung thành lập Ban Điều hành cà phê
quốc gia, thay vào đó thành lập Quỹ Bảo hiểm cà phê và giao Hiệp hội Cà phê
ca cao VN điều hành dưới sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.
|
6
|
Tỉnh Gia Lai
|
- Điều 3: nâng thời hạn cho vay
lên 9 tháng để tạo điều kiện chủ động cho doanh nghiệp
|
- Theo ý kiến của đa số doanh
nghiệp thì thời hạn 6 tháng đã hợp lý, do đó Dự thảo vẫn giữ nguyên mức đề xuất
6 tháng như ban đầu.
|
|
|
- Điều 7, mục a quy định doanh
nghiệp phải ký hợp đồng tiêu thụ cà phê cho nông dân thông qua các tổ chức đại
diện hợp pháp; thực hiện việc mua bán cà phê theo phẩm cấp, nghiêm cấm việc
mua bán cà phê lẫn loại do hái “tuốt cành” là không khả thi vì quá chung
chung, không cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gây khó khăn cho người
sản xuất
|
- Dự thảo đã bổ sung nội dung “tỷ
lệ quả chín dưới 80%”. Quy định này cần thiết nhằm chấn chỉnh việc thu hái cà
phê “tuốt cành”, mua bán cà phê không theo phẩm cấp và khuyến khích mối liên
kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
|
|
|
- Cơ chế chính sách nên tập trung
hỗ trợ cho người sản xuất như: hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cà phê năng
suất và chất lượng cao, giúp họ tự dự trữ cà phê khi giá xuống thấp. Có cơ chế
cụ thể tổ chức lại sản xuất cà phê theo hướng có kinh phí hỗ trợ các tổ chức
kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hội nông dân hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ nông
dân tự nguyện tham gia để có đầu mối ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ cà
phê với doanh nghiệp và nhận sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước
|
- Trong phạm vi chính sách này
không bao trùm chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dự thảo
cũng đã có cơ chế khuyến khích mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và
nông dân bằng hình thức ngân hàng ứng trước tiền mua cà phê cho nông dân có hợp
đồng bán cà phê với doanh nghiệp ngay từ đầu vụ. Việc khuyến khích nông dân tự
dự trữ cà phê thực hiện theo Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế,
chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Do đó dự
thảo không bổ sung nội dung này.
|
7
|
Tỉnh Lâm Đồng
|
- Đối với quy định về điều kiện
doanh nghiệp được vay vốn tạm trữ: ưu tiên chỉ định các doanh nghiệp có điều
kiện thuận lợi.
|
- Dự thảo đã tiếp thu (tại Điều
5)
|
|
|
- Quy định thời điểm thu mua: Cần
có quy định cụ thể về mức giá tối đa để thu mua tạm trữ. Khi giá cà phê trên
thị trường cao hơn mức giá này thì ngưng hoạt động thu mua tạm trữ
|
- Mức giá mua tạm trữ cà phê phải
đảm bảo lợi ích của người dân, còn doanh nghiệp có quyền chủ động điều tiết
lượng hàng bán ra và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh
|
8
|
Tỉnh Kon Tum
|
- Điểm 1, điều 5: chỉnh sửa thành
“có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn so với các doanh nghiệp khác trong cùng
địa phương, có tài chính lành mạnh được cơ quan chức năng xác nhận”
|
- Dự thảo đã tiếp thu (tại Điều
5)
|
9
|
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
|
- Về đối tượng doanh nghiệp được
vay vốn: quy định doanh nghiệp phải có lượng xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn/năm
trở lên, có kho tạm trữ được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn, hàng cà phê sẽ
thế chấp và được ứng từ 90-100%
|
- Tham khảo ý kiến của các địa phương,
Ban soạn thảo nhận thấy hợp lý hơn nên đã bổ sung tại Điều 5 “Có sản lượng
cà phê xuất khẩu lớn đối với từng địa phương, tài chính lành mạnh, minh bạch
được UBND tỉnh và Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam xác nhận”
|
10
|
Bộ Tư pháp (thẩm định)
|
I. Những nội dung nhất trí:
1. Sự cần thiết ban hành văn bản
2. Sự phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản
trong hệ thống pháp luật
3. Nội dung quy định đối với các
doanh nghiệp vay vốn tạm trữ lưu thông; đối tượng được hưởng chính sách
|
|
|
|
II. Những nội dung có ý kiến:
1. Đề nghị cơ quan soạn thảo đăng
tải toàn văn dự thảo Quyết định trên trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc
của cơ quan soạn thảo thời gian ít nhất là 60 ngày.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xin giải trình: Trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo đã xin ý kiến rộng
rãi 3 lần theo các hình thức:
+ Tháng 6/2010 phối hợp với Hiệp
hội Cà phê ca cao tổ chức hội thảo (tháng 6/2010) với thành phần đại biểu là
các Bộ ngành, cơ quan liên quan và đông đảo các doanh nghiệp chế biến, sản xuất,
kinh doanh cà phê.
+ Tháng 7/2010, xin ý kiến của
các Bộ ngành và Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam. Hiệp hội đã tổ chức lấy ý kiến
của các doanh nghiệp thành viên và tổng hợp, gửi trả lời góp ý cho ban soạn
thảo.
+ Tháng 8/2010, tại cuộc họp Tổng
kết tình hình thực hiện mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009/2010 do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội, cơ quan soạn thảo đã kết hợp nội
dung xin ý kiến góp ý tiếp của các doanh nghiệp dự họp.
+ Tháng 10/2010, sau khi chỉnh sửa
theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thống nhất dự thảo.
Như vậy, nhìn chung dự thảo được
chuẩn bị có sự tham gia ý kiến trực tiếp và kỹ lưỡng của các đơn vị liên
quan, đặc biệt là các doanh nghiệp đối tượng của Quyết định. Mặt khác, để Quyết
định ra đời kịp thời vụ cà phê 2010/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm ban hành.
|
|
|
2. Việc lập, sử dụng và quản lý
Quỹ Bảo hiểm cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam quyết định
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã tiếp thu và chỉnh sửa vào dự thảo quyết định.
|
|
|
3. Về vốn vay: Bộ Tư pháp nhất
trí rằng cần phải tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu
được vay vốn lưu động ổn định, nhằm chủ động tạm trữ lưu thông. Tuy nhiên quy
định thời hạn cho vay tối thiểu 6 tháng là không phù hợp với Điều
9 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP quy định tổ chức tín dụng và khách hàng được
thỏa thuận thời hạn vay vốn.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp thu ý kiến trên. Dự thảo không quy định cụ thể mức vay, thời hạn
vay, lãi suất của khoản vay đối với toàn bộ sản lượng cà phê, mà chỉ đề xuất
áp dụng thời hạn vay tối thiểu 6 tháng, lãi suất thỏa thuận đối với một số lượng
nhất định nhằm lưu kho và điều tiết lượng hàng bán ra. Số lượng cà phê này do
Hiệp hội cà phê ca cao đề xuất căn cứ vào sản lượng và kế hoạch tiêu thụ hàng
năm và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
|
|
|
4. Đề nghị không áp dụng các biện
pháp bình ổn giá đối với ngành cà phê; giá mua, giá bán cà phê được thực hiện
theo cơ chế thị trường và không cần thiết thành lập Ban điều hành quốc gia cà
phê.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã tiếp thu.
|