Thông tư 56/2003/TT-BVHTT hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành

Số hiệu 56/2003/TT-BVHTT
Ngày ban hành 16/09/2003
Ngày có hiệu lực 05/10/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá-Thông tin
Người ký Phạm Quang Nghị
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2003/TT-BVHTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 56/2003/TT-BVHTT NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP THƯ VIỆN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Căn cứ Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2003;

Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Pháp lệnh Thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện như sau:

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thông tư này qui định chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

2. Việc đăng ký hoạt động thư viện áp dụng đối với các loại hình thư viện được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Thư viện hiện đang hoạt động hoặc sẽ được thành lập có đủ điều kiện quy định tại Phần II Thông tư này, bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập; thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, nhà trường và cơ sở giáo dục khác; thư viện của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP THƯ VIỆN

Thư viện được thành lập khi có đủ 4 điều kiện sau:

1. Vốn tài liệu thư viện:

Số lượng vốn tài liệu tối thiểu ban đầu của mỗi loại hình thư viện khi thành lập được quy định theo bảng dưới đây:

Loại thư viện

Số lượng bản sách

Số tên báo, tạp chí

1. Thư viện công cộng:

a) Thư viện cấp tỉnh

+ Vùng đồng bằng

+ Vùng miền núi

b) Thư viện cấp huyện

+ Vùng đồng bằng

+ Vùng miền núi

c) Thư viện cấp xã

+ Vùng đồng bằng

+ Vùng miền núi

2. Thư viện chuyên ngành, đa ngành:

a) Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học

 

 

30.000 bản sách

20. bản sách

 

3.000 bản sách

2.000 bản sách

 

3.000 bản sách

1.000 bản sách

 


2.000 bản sách

 

 

50

30

 

20

15

 

10

05

 


10 tên tạp chí chuyên ngành và chuyên ngành khác có liên quan

b) Thư viện trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

1 bộ giáo trình, 0,5 bản sách tham khảo/người dạy, người học

3 tên tạp chí chuyên ngành/1 ngành đào tạo

c) Thư viện trường phổ thông

1 bộ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ/1 người dạy; có Tủ sách giáo khoa dùng chung đảm bảo cho 100% học sinh thuộc diện chính sách xã hội mượn; 5 bản sách tham khảo/1 môn học

Có đủ báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với từng cấp học, bậc học.

d) Thư viện của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp

 

 

+ Cấp Trung ương:

+ Cấp cơ sở:

10.000 bản

2.000

20

5

Nội dung vốn tài liệu của thư viện phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc của từng loại hình thư viện.

2. Trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng:

a) Trụ sở

- Trụ sở (phòng thư viện) ở vị trí thuận lợi cho người sử dụng thư viện.

- Diện tích đảm bảo cho các bộ phận chức năng hoạt động theo quy định như sau:

+ Diện tích kho sách đáp ứng yêu cầu lưu giữ cho vốn tài liệu ban đầu và vốn tài liệu sẽ phát triển sau 15 năm theo định mức 2,5m2/1000 đơn vị tài liệu;

+ Diện tích phòng đọc đảm bảo tỷ lệ 2,5m2/chỗ ngồi đọc;

+ Diện tích nơi làm việc của nhân viên thư viện theo định mức 6m2/1 người;

+ ngoài ra còn có diện tích dành cho các hoạt động khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thư viện.

- Số lượng chỗ ngồi đọc tối thiểu cho từng loại hình thư viện như sau:

+ Thư viện cấp tỉnh vùng đồng bằng: 80 chỗ ngồi đọc đối với phòng đọc tổng hợp và 30 chỗ ngồi đọc cho các loại phòng đọc khác; vùng miền núi: 50 chỗ ngồi đọc đối với phòng đọc tổng hợp và 20 chỗ ngồi đọc cho các loại phòng đọc khác;

+ Thư viện cấp huyện vùng đồng bằng: 40 chỗ ngồi đọc; vùng miền núi: 30 chỗ ngồi đọc;

+ Thư viện cấp xã vùng đồng bằng: 15 chỗ ngồi đọc; vùng miền núi: 10 chỗ ngồi đọc;

+ Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học: 20 chỗ ngồi đọc;

+ Thư viện của trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 80 chỗ ngồi đọc dành cho phòng đọc tổng hợp và 30 chỗ ngồi đọc đối với các loại phòng đọc khác;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ