Thông tư liên tịch 43/2001/TTLT-BTC-BCA-NHNN hướng dẫn quy trình giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng do Bộ Tài chính – Bộ Công an – Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 43/2001/TTLT-BTC-BCA-NHNN
Ngày ban hành 13/06/2001
Ngày có hiệu lực 28/06/2001
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước
Người ký Lê Thị Băng Tâm,Nguyễn Khánh Toàn,Trần Minh Tuấn
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Trách nhiệm hình sự,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH – BỘ CÔNG AN -
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2001/TTLT-BTC-BCA-NHNN

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 462/VPCP-KTTH ngày 17/10/2000 của Văn phòng Chính phủ về giám sát tiêu hủy tiền, Liên Bộ Tài chính – Bộ Công an – Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng tại Nhà máy như sau:

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG

1/ Trong Thông tư này các từ ngữ được hiểu như sau:

- Tiền in hỏng gồm các loại tiền in bị hỏng, ngân phiếu in bị hỏng.

- Giấy in tiền hỏng là các loại giấy in tiền, giấy in ngân phiếu không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2/ Việc tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) nhằm mục đích bảo đảm cho việc tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản trong quá trình tiêu hủy.

3/ Thông qua giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng, Liên bộ kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Nhà máy hoàn thiện các quy định về quy chế tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng để đảm bảo tiêu hủy an toàn và đúng quy định.

II. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

1/ Thành phần Hội đồng giám sát

- Chủ tịch Hội đồng là cán bộ cấp Vụ, Cục của Bộ Tài chính

- Các thành viên của Hội đồng

+ 1 cán bộ cấp Vụ, Cục và 2 chuyên viên của Bộ Công an

+ 1 cán bộ cấp Vụ, Cục và 2 chuyên viên của Ngân hàng Nhà nước

+ 2 chuyên viên của Bộ Tài chính

2/ Hội đồng giám sát do Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập sau khi thống nhất với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và căn cứ vào kế hoạch tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng hàng năm.

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

1/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát

- Giám sát và kiểm soát quá trình tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng của Nhà máy.

- Thông qua giám sát đề xuất kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Nhà máy những vấn đề cần thiết liên quan đến tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tiêu hủy.

- Tổng hợp báo cáo Liên Bộ kết quả giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng.

2/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát.

- Chỉ đạo chung toàn bộ công việc giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng của Hội đồng giám sát.

- Phân công trách nhiệm hoặc ủy quyền để các thành viên trong Hội đồng trực tiếp phụ trách công tác giám sát ở các điểm tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng.

- Chịu trách nhiệm trước Liên Bộ và trước pháp luật về quá trình giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng.

- Có quyền yêu cầu Hội đồng tiêu hủy ngừng những việc làm không đúng quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng, không đảm bảo an toàn về tài sản hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đình chỉ đợt tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng.

- Đình chỉ công tác đối với cá nhân có hành vi lợi dụng tham ô, lấy cắp trong khi thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng hoặc có hành vi vi phạm các quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng.

[...]