Thông tư liên tịch 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ hướng dẫn tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt do Bộ Thương mại - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ |
Ngày ban hành | 23/06/1999 |
Ngày có hiệu lực | 08/07/1999 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Công An,Bộ Giao thông vận tải,Bộ Thương mại,Tổng cục Hải quan |
Người ký | Đào Đình Bình,Hồ Huấn Nghiêm,Lê Thế Tiệm,Nguyễn Văn Cầm |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu,Giao thông - Vận tải |
BỘ CÔNG AN-BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI;BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ |
Hà Nội , ngày 23 tháng 6 năm 1999 |
Thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu và Công văn số 4104/VPCP-VI ngày 12/10/1998 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg.
Liên Bộ Thương mại - Giao thông vận tải - Công an - Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm về tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt như sau:
1- Các Bộ, cơ quan nganh Bộ, các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các cấp, nơi có tuyến đường sắt chạy qua có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt theo chức năng, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
2- Hàng hoá vận chuyển trên các tuyến dường sắt (bao gồm hàng hoá ở trên tầu, sân ga, nhà ga, trong kho ga, bãi hàng của ga) mà đường sắt đã nhận chuyên chở đều phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo hàng hoá theo quy định của pháp luật.
3- Ngành đường sắt có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho các lực lượng có chức năng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại thực hiện nhiệm vụ.
4- Việc tổ chức, phối hợp các lực lượng: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Kiểm lâm, Thuế với ngành Đường sắt trên các tuyến đường sắt nhằm chống buôn lậu và gian lận thương mại không được làm ảnh hưởng đến hành khách đi tàu, người có hàng hợp pháp và ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Đường sắt và phải đảm bảo an ninh trật tự trên tầu dưới ga và các khu vực Đường sắt quản lý, góp phần chống lậu vé, lậu cước; Ngoài lực lượng các ngành chức năng nói trên không một cơ quan, tổ chức nào được tự động kiểm tra.
II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ TỔ CHỨC, PHỐI HỢP CHỐNG VẬN CHUYỂN HÀNG LẬU TRÊN ĐƯỜNG SẮT
A- PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN:
1- Hải quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc chủ trì phối hợp với Công an, Quản lý thị trường và ngành Đường sắt thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng lậu tại khu vực nhà ga liên vận Quốc tế ở biên giới và cửa khẩu ga liên vận ở nội địa hoặc các địa điểm thông quan hàng hoá theo quy định của Hải quan.
4- Ngành Đường sắt chỉ đạo các ga tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng phối hợp thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại làm việc trên các tuyến đường sắt.
B- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNG LẬU VẬN CHUYỂN TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT
1- Kiểm tra chứng từ hàng hoá vận chuyển
1.1- Đối với hàng hoá vận chuyển tại khu vực nhà ga liên vận Quốc tế ở biên giới.
a) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu chính ngạch theo hợp đồng thương mại phải đủ các chứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm 2 Thông tư số 73/TC-TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.
b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng thương mại, phải đủ các chứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm 1 của Thông tư số 73/TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính. Đối với hàng hoá nhập khẩu mua ở chợ biên giới phải có đủ chứng từ quy định tại điểm 4 Thông tư số 17/1999/TT-BTC ngày 5/2/1999 của Bộ Tài chính.
c) Trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hành lý của người nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường sắt phải có đủ chứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm 4 và 5 của Thông tư số 73/TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính.
1.2- Đối với hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường sắt trong nội địa:
Hàng hoá lưu thông tại khu vực nhà ga bao gồm: Hàng hoá đang vận chuyển trên tầu, trên sân ga, trong kho và ở bãi hàng của ga phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo theo quy định của Thông tư số 73/TC/TCT ngày 20/10/1997 và Thông tư số 17/1999/TT-BTC ngày 5/2/1999 của Bộ Tài chính.
2.1- Đối với hàng hoá có ký hợp đồng vận chuyển bằng đường sắt: Việc kiểm tra ngăn chặn đối với hàng hoá này chỉ được thực hiện tại ga xếp hoặc ga dỡ hàng.
2.2- Đối với hàng hoá không có hợp đồng vận chuyển bằng đường sắt: Việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện trên bất kỳ tầu nào và các ga có quy định đỗ tầu để tác nghiệp đối với tầu đó.