Thông tư liên tịch 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn chế độ đặc thù đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC |
Ngày ban hành | 22/11/2004 |
Ngày có hiệu lực | 18/12/2004 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính,Bộ Y tế |
Người ký | Đàm Hữu Đắc,Huỳnh Thị Nhân,Nguyễn Thị Xuyên |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế |
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC |
Hà Nội , ngày 22 tháng 11 năm 2004 |
Thi hành Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2202/BNV-VTL ngày 01/9/ 2004 về chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại Cơ sở chữa bệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 như sau:
1. Đối tượng áp dụng: Cán bộ, viên chức chuyên môn y tế, bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý (kể cả cán bộ điều động, biệt phái, người làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế liên tục 24/24 giờ tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
2. Mức phụ cấp thường trực:
a) Mức phụ cấp thường trực ngày thường, gồm các mức sau:
- Mức phụ cấp thường trực tại các khu vực thông thường:
+ Trung tâm được xếp hạng I: 35.000 đồng/người/phiên trực.
+ Trung tâm được xếp hạng II và hạng III: 25.000đồng/người/phiên trực.
- Mức phụ cấp thường trực tại khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly, truyền nhiễm nguy hiểm bằng 1,5 lần mức phụ cấp thường trực tại khu vực thông thường của Trung tâm được xếp cùng hạng quy định tại tiết a điểm 2 Mục 1 của Thông tư này.
b) Mức phụ cấp thường trực vào ngày nghỉ tiêu chuẩn hàng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường; nếu trực vào ngày lễ, ngày tết thì mức phụ cấp bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực của ngày thường.
c) Cách tính mức phụ cấp:
Ví dụ 1: Nhân viên Trần Thị B được phân công thường trực 24/24 giờ tại khu vực thông thường của Trung tâm hạng II hoặc III, phụ cấp thường trực của nhân viên B được hưởng như sau:
- Trực vào ngày thường: 25.000đ.
- Trực vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật: 25.000đ x 1,3 = 32.500đ.
- Trực vào ngày lễ, tết: 25.000đ x 1,8 = 45.000đ.
Ví dụ 2: Cán bộ Nguyễn Văn A được phân công trực 24/24 giờ khu vực điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc khu vực cách ly, truyền nhiễm nguy hiểm của Trung tâm hạng II hoặc hạng III, phụ cấp thường trực của cán bộ A được hưởng như sau:
- Trực vào ngày thường: 25.000đ x 1,5 = 37.500đ.
- Trực vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật: 37.500đ x 1,3 = 48.750đ.
- Trực vào ngày lễ, tết: 37.500đ x 1,8 = 67.500đ.
3. Chế độ nghỉ bù sau phiên trực:
Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế 24/24 giờ vào ngày thường hay ngày nghỉ hàng tuần được nghỉ bù 01 ngày và được hưởng nguyên lương; nếu thường trực vào ngày lễ, tết được nghỉ bù 02 ngày và được hưởng nguyên lương.
4. Định mức nhân lực trực trong phiên trực 24/24 giờ tại các Trung tâm được qui định như sau:
- Trung tâm hạng I: tối đa không quá 24 người/phiên trực.
- Trung tâm hạng II: tối đa không quá 16 người/phiên trực.
- Trung tâm hạng III: tối đa không quá 10 người/phiên trực.
Cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tham gia hỗ trợ trực tiếp trong điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý thuộc các chức danh lãnh đạo, quản lý, hành chính, thì thực hiện trả lương làm thêm giờ và làm đêm. Phương pháp trả lương làm thêm giờ và làm đêm theo quy định của pháp luật.