BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
155-TTLB
|
Hà
Nội , ngày 11 tháng 4 năm 1994
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
SỐ 155-TTLB NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1994 CỦA UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ
NƯỚC - BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ KẾ HOẠCH HOÁ
CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG
Môi trường là một lĩnh vực liên
quan đến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của môi trường
mang tính chất khu vực và toàn cầu. Do đó nội dung của các hoạt động môi trường
không chỉ liên quan đến một địa phương, một ngành, mà liên quan đến nhiều địa
phương, nhiều ngành khác nhau. Vì những đặc tính đó, công tác môi trường phải
được triển khai trên mọi vùng lãnh thổ và ở tất cả các ngành kinh tế.
Công tác môi trường ở Việt Nam
đã được quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện khách
quan, nên đến nay công tác kế hoạch hoá hoạt động môi trường chưa thực sự đi
vào nề nếp, các chương trình dự án về môi trường còn ít, đã gây không ít những
khó khăn trong việc xây dựng tổng hợp và thực hiện kế hoạch của Nhà nước.
Ngày 25-2-1993, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần ngay về bảo vệ môi trường,
trong đó đòi hỏi tất cả các ngành và các địa phương phải xây dựng và bảo vệ kế
hoạch về công tác môi trường cùng với kế hoạch hàng năm của mình.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (KHCNMT) ban hành thông tư liên bộ Quy định tạm thời về kế hoạch hoá
công tác môi trường để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố (sau đây gọi là Bộ, Tỉnh) làm căn cứ xây dựng
và tổng hợp kế hoạch.
1. Mục tiêu kế
hoạch hoá
- Công tác kế hoạch hoá môi trường
phải nhằm định ra hàng loạt các hành động về môi trường mang tính hệ thống, đồng
bộ và được xếp thứ tự ưu tiên; huy động mọi nguồn lực cần thiết và bố trí để bảo
đảm thực hiện tốt các hành động đó nhằm sử dụng một cách khôn khéo nhất các nguồn
tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hại chất lượng môi
trường hoặc khôi phục những môi trường đã bị suy thoái, phục vụ cho công cuộc
phát triển lâu bền kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nội dung và
cơ chế kế hoạch hoá
a) Nội dung
- Xây dựng phương hướng, chiến
lược về môi trường và phát triển lâu bền.
- Điều tra cơ bản các yếu tố về
môi trường, chú trọng các môi trường đất, nước, không khí, rừng, biển và các
khía cạnh văn hoá liên quan...
- Điều tra tình hình ô nhiễm môi
trường ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư quan trọng, các
vùng biển đang khai thác dầu khí...
- Các biện pháp bảo vệ, khôi phục,
cải tạo môi trường, quản lý chất thải (nhất là các chất thải độc hại) ở các
thành phố và các khu công nghiệp.
- Các dự án bảo tồn, khôi phục
các hệ sinh thái có tầm quan trọng cho phát triển lâu bền kinh tế - xã hội và
duy trì tính đa dạng sinh học (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo vệ và dự
trữ thiên nhiên, các hệ sinh thái đất ngập nước ở các cửa sông và ven biển, các
hệ sinh thái rừng ngập mặn, các ám tiêu san hô, các loài sinh vật quý hiếm, bảo
vệ các nguồn gien...).
- Đánh giá hiện trạng môi trường.
- Thanh tra môi trường.
- Xây dựng tiềm lực môi trường ở
các Bộ, ngành và địa phương (bao gồm: đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn, xây dựng
cơ bản các công trình về môi trường...).
- Các biện pháp sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
- Hoạt động khoa học công nghệ về
môi trường
b) Cơ chế kế hoạch hoá và quản
lý
- Công tác môi trường là một bộ
phận cấu thành trong hệ thống kinh tế xã hội, do đó công tác này phải được kế
hoạch hoá đồng bộ tương tự như kế hoạch hoá các ngành kinh tế quốc dân khác.
- Trong các kỳ kế hoạch, Nhà nước
dành một phần kinh phí sự nghiệp kinh tế và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công
tác môi trường. Ngoài ra còn huy động thêm các nguồn vốn khác (tự có, vốn vay,
viện trợ, quyên góp v.v...) cho công tác này.
- Nhà nước thống nhất quản lý
các dự án môi trường theo từng chương trình mục tiêu, nhằm thực hiện tập trung
có hiệu quả cao nhất. Kinh phí do Nhà nước cấp được quản lý theo 2 hình thức:
+ Đối với các đơn vị của Chính
phủ và thuộc Chính phủ (Bộ, Tổng cục): Nhà nước cấp kinh phí trực tiếp cho Bộ,
Tổng cục quản lý.
+ Đối với địa phương (tỉnh,
Thành phố...): Nhà nước cấp kinh phí uỷ quyền cho Tỉnh, Thành phố... quản lý.
3. Quy trình lập
kế hoạch
a) Hướng dẫn lập kế hoạch
Trong các kỳ kế hoạch Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính
phủ để định hướng các nhiệm vụ quan trọng về công tác môi trường và hướng dẫn
các Bộ, Tỉnh... xây dựng kế hoạch.
- Các Bộ, Tỉnh căn cứ vào những
định hướng và nhiệm vụ của nhà nước để hướng dẫn đơn vị trực thuộc xây dựng các
dự án kinh tế kỹ thuật (nếu là nhiệm vụ điều tra cơ bản, cải tạo, bảo vệ môi
trường...) hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật (nếu là công trình xây dựng cơ bản).
b) Xây dựng kế hoạch
- Để có căn cứ bố trí kế hoạch
các đơn vị cơ sở xây dựng các dự án hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật theo những
quy định sau đây:
b.1. Đối với các dự án kinh tế kỹ
thuật
* Xây dựng dự án
- Nội dung của 1 dự án kinh tế kỹ
thuật (KTKT) xây dựng theo hướng dẫn trong phụ lục đính kèm theo Thông tư này.
Tạm thời chia các dự án làm 2 loại
sau đây:
- Dự án có quy mô nhỏ: là dự án
có phạm vi ảnh hưởng nhỏ, giới hạn trong không gian hẹp, kinh phí để thực hiện
dự án có giá trị dưới 1 tỷ đồng.
- Dự án có quy mô lớn: là dự án
có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều Bộ, Tỉnh, hoặc các dự án có tầm
quan trọng đặc biệt như: bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia, liên quan đến quốc
tế... Kinh phí để thực hiện dự án có giá trí từ 1 tỷ đồng trở lên.
* Phê duyệt dự án:
Đối với các dự án có quy mô nhỏ:
Đơn vị cơ sở lập dự án trình cấp Bộ, Tỉnh phê duyệt.
- Đối với các dự án có quy mô lớn:
Bộ, Tỉnh đề nghị. Tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án. Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước sẽ thoả thuận để cấp Bộ, Tỉnh phê duyệt
hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b.2. Đối với các luận chứng kinh
tế - kỹ thuật của các công trình xây dựng cơ bản.
Áp dụng theo quy định hiện hành
về quản lý các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước.
c) Tổng hợp và giao kế hoạch
- Sau khi các dự án được phê duyệt,
Bộ, Tỉnh tổng hợp vào kế hoạch kinh tế - xã hội của Bộ, Tỉnh theo tiến độ và
quy định về xây dựng kế hoạch để trình Nhà nước (Văn bản kế hoạch gửi đến Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường xem xét nội dung các dự án, lập dự kiến kế hoạch theo thứ tự ưu tiên,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để tổng hợp
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tiến độ trong các kỳ kế hoạch
của Nhà nước.
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước căn cứ
vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến của Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường và để nghị của các Bộ, Tỉnh tổng hợp kế hoạch trình Thủ tướng Chính
phủ.
- Tuỳ theo quy mô và tính chất của
từng dự án hoặc công trình xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp hoặc
uỷ quyền cho Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước giao kế hoạch cho các Bộ, Tỉnh.
d) Triển khai và kiểm tra thực
hiện kế hoạch
- Căn cứ vào kế hoạch nhà nước
giao, Bộ, Tỉnh triển khai đến các đơn vị cơ sở trực thuộc và tổ chức thực hiện
kế hoạch theo đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước.
- Các Bộ, Tỉnh có trách nhiệm gửi
báo cáo định kỳ và tình hình thực hiện kế hoạch tới Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối
hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính và những cơ quan
liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ và đột xuất
của các Bộ, Tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Theo tinh thần Thông tư này, các
Bộ, Tỉnh hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu
phát hiện những vấn đề chưa hợp lý cần điều chỉnh, đề nghị gửi bằng văn bản hoặc
có ý kiến trực tiếp trao đổi với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Lê
Quý An
(Đã
ký)
|
Trần
Xuân Giá
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN KINH TẾ KỸ THUẬT
VỀ MÔI TRƯỜNG
Do đặc thù của công tác môi trường
như đã trình bày ở trên, nên nội dung của các dự án không thể có một khuôn mẫu
chung, vì vậy trong Thông tư này tạm thời quy định một số nội dung chủ yếu của
một dự án về môi trường như sau:
1. Tên dự án
2. Quản lý dự án.
- Cơ quan chủ quản (cấp Bộ, tỉnh...
quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị thực hiện dự án).
- Cơ quan chủ trì, thực hiện dự
án.
- Cơ quan phối hợp.
3. Địa điểm thực hiện (vùng địa
lý để thực hiện dự án).
4. Quy mô dự án: Phạm vi ảnh hưởng
và tính chất liên quan giữa các ngành.
5. Thời gian thực hiện (tháng,
năm bắt đầu triển khai và kết thúc dự án).
6. Mục tiêu của dự án: trước mắt
và lâu dài.
7. Minh giải cho dự án (khái
quát tình hình chung và lý do, sự cần thiết phải thực hiện dự án...).
8. Nội dung dự án:
- Các nội dung cụ thể.
- Các giải pháp kỹ thuật.
- Các biện pháp thực hiện...
9. Hiệu quả kinh tế hoặc ý nghĩa
của dự án: (có thể tính ra giá trị kinh tế).
- Hiệu quả trực tiếp.
- HIệu quả gián tiếp.
10. Dự toán kinh phí:
- Tổng số kinh phí.
- Nguồn kinh phí (trong nước,
ngoài nước, tự có, vay, ngân sách Nhà nước, viện trợ, quyên góp, hợp tác liên
doanh...)
- Nội dung chi phí chủ yếu (thuyết
minh nội dung công việc và số kinh phí cần chi).