Thông tư liên tịch 148/1999/TTLT-BTC-BCA về quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong môt số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính-Bộ Công An ban hành

Số hiệu 148/1999/TTLT-BTC-BCA
Ngày ban hành 20/12/1999
Ngày có hiệu lực 04/01/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Khánh Toàn,Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ CÔNG AN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 148/1999/TTLT-BTC-BCA

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 1999 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TRONG MÔT SỐ HOẠT ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 37/1998/NĐ-CP ngày 09/6/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an;
Liên Bộ Tài chính - Công an hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong một số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quan hệ phối hợp tại Thông tư liên tịch này chỉ áp dụng trong một số hoạt động quản lý tài chính như: Quản lý điều hành thu thuế, quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngân sách; quản lý tài chính đôí ngoại và thanh tra, kỉểm tra đối với các hoạt động quản lý tài chính khác hai Bộ có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

2. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực tài chính là trách nhiệm của Bộ Tài chính; Bộ Công an có trách nhiệm tham gia hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực tài chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính.

3. Các cơ quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Công an ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Các quan hệ phối hợp phải đảm bảo tính đồng cầp: Quan hệ phối hợp ở cấp nào thì trước hết do hai ngành ở cấp đó phối hợp thực hiện. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc trong trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không có khả năng giải quyết thì chuyển cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để phối hợp giải quyết.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan thuộc và trực thuộc hai Bộ có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:

1.1 Cung cấp cho cơ quan công an các nội dung sau:

- Các văn bản hướng dẫn do Bộ Tài chính ban hành theo đề nghị của cơ quan công an; các thông tin về an ninh, chính trị nội bộ trong ngành tài chính có liên quan đến vụ việc của ngành tài chính mà cơ quan công an đang điều tra.

- Các thông tin về các đối tượng có hành vi làm giả, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các ấn chỉ, các chứng chỉ có giá giả thuộc thẩm quyền của cơ quan tài chính phát hành và quản lý.

- Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, đơn vị trong ngành tài chính; hồ sơ của các đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tình hình về quan hệ tài chính - tiền tệ của Việt Nam với các đối tác nước ngoài khi thấy không đảm bảo an toàn về tài chính - tiền tệ.

- Các văn kiện dự án viện trợ; kế hoạch sử dụng và tình hình thực hiện nguồn viện trợ của các Bộ, ngành, địa phương hàng năm khi thấy có dấu hiệu vi phạm chế độ quản lý tài chính.

- Thời gian, địa điểm của mọi đối tượng có hành vi chống lại cán bộ ngành tài chính khi thi hành công vụ và tạo điều kiện để cơ quan công an thực thi nhiệm vụ.

1.2. Phối hợp với cơ quan công an trong những việc sau:

- Trả lời bằng văn bản các chính sách, chế độ về quản lý tài chính và ngân sách có liên quan theo đề nghị của cơ quan công an.

- Sử dụng các phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật chống làm giả do cơ quan công an cung cấp.

- Cử giám định viên tài chính có trình độ, năng lực phẩm chất chính trị theo đề nghị của cơ quan công an để tiến hành giám định tài chính nhằm đưa ra kết luận giám định tài chính chính xác và khách quan; chuyển kịp thời kết quả cho cơ quan điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra hoặc ra quyết định thanh tra khi nhận được những thông tin về các dấu hiệu vi phạm chế độ quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính do cơ quan công an gửi đến.

Khi kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện những vi phạm tiêu cực, tham nhũng, cố ý làm trái hoặc các vi phạm khác có dấu hiệu tội phạm, cơ quan tài chính chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công an. Việc chuyển giao hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

- Tổ chức tốt công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác phòng chống tội phạm, cháy nổ, bảo vệ con dấu, trật tự an toàn, tài sản ở các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính.

2. Trách nhiệm của cơ quan công an:

2.1. Cung cấp cho cơ quan tài chính các nội dung sau:

- Các thông tin cần thiết của các đối tác nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam có dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trong nước và an ninh quốc tế liên quan đến lĩnh vực tài chính;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ