Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP
Ngày ban hành 10/08/2005
Ngày có hiệu lực 10/09/2005
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Quốc phòng,Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Đặng Quang Phương,Lê Thế Tiệm,Lê Thị Thu Ba,Nguyễn Văn Được,Dương Thanh Biểu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
BỘ CÔNG AN-BỘ QUỐC PHÒNG
BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2005 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo và sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát biển nông thôn; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điểm như sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.

Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; khiếu nại quyết định áp đụng thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát; khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát hoặc của Tòa án về bắt buộc chữa bệnh; khiếu nại quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, thì không giải quyết theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Về một số từ ngữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự

2.1. "Khiếu nại trong tố tụng hình sự" là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục quy định tại Chương XXXV của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2. "Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam" là khiếu nại về lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh gia hạn tạm giam và khiếu nại liên quan đến việc thực hiện các lệnh hoặc quyết định đó được quy định tại các điều từ Điều 80 đến Điều 90, Điều 92, Điều 93, Điều 303 và Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2.3. "Quyết định tố tụng bị khiếu nại” là quyết định được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.4. "Hành vi tố tụng bị khiếu nại" là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.5. “Tố cáo trong tố tụng hình sự” là việc công dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2.6. “Vụ việc tố cáo phức tạp" là vụ việc tố cáo có nhiều nội dung, tố cáo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của nhiều người hoặc cần phải xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.

II. VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI

1. Khiếu nại và việc xử lý đơn khiếu nại

1.1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thụ lý khiếu nại để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại;

b) Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trường hợp người khiếu nại mắc bệnh tâm thần hoặc có nhược điểm về thể chất không thể tự khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Người đại điện cho người khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình;

c) Người khiếu nại phải làm đơn và gửi đến đúng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu người khiếu nại không thể tự làm đơn thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải ghi biên bản về việc khiếu nại của họ. Biên bản trong tố tụng hình sự có ghi ý kiến khiếu nại của người có liên quan được coi là hình thức khiếu nại hợp lệ thay cho đơn. Đơn hoặc biên bản ghi ý kiến khiếu nại phải ghi họ tên, địa chỉ và phải có chữ ký trực tiếp của người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

d) Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

1.2. Trường hợp người khiếu nại gặp trở ngại khách quan như ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc gặp những trở ngại khách quan khác ngoài ý muốn chủ quan của họ, làm cho họ không thể khiếu nại đúng thời hiệu, thì người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

1.3. Việc xử lý đơn khiếu nại được thực hiện như sau:

a) Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm giải quyết, nhưng phải có văn bản chỉ dẫn, trả lời cho người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần cho một việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại gửi kèm giấy tờ, tài liệu là bản gốc thì phải trả lại cho họ giấy tờ, tài liệu đó; nếu gửi trả lại qua bưu điện thì phải gửi bằng hình thức gửi bảo đảm;

b) Đối với đơn khiếu nại có nhiều nội dung hoặc có nhiều người ký, thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải hướng dẫn cho người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại;

c) Đối với biên bản được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng hình sự có ghi ý kiến khiếu nại thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền lập biên bản phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm bản sao biên bản đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

d) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn và chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp dưới giải quyết, đồng thời có biện pháp kiểm xa việc giải quyết;

đ) Đối với đơn hoặc biên bản ghi ý kiến khiếu nại có đủ điều kiện, thì cơ quan, cá thân có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Việc thụ lý giải quyết phải được ghi chép đầy đủ nội dung vào sổ thụ lý và theo dõi giải quyết khiếu nại.

[...]