Thông tư liên bộ 9-LB/TT năm 1989 hướng dẫn chế độ, chính sách đối với giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ ở xã, phường do Bộ Giáo dục - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Bộ Tài chính cùn ban hành

Số hiệu 9-LB/TT
Ngày ban hành 20/06/1989
Ngày có hiệu lực 20/06/1989
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,Bộ Tài chính
Người ký Hoàng Quy,Nguyễn Công Tạn,Phạm Minh Hạc,Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 9-LB/TT

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1989

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM SỐ 9-LB/TT NGÀY 20-6-1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẪU GIÁO VÀ CÔ NUÔI DẠY TRẺ Ở XÃ PHƯỜNG.

Thực hiện Chỉ thị số 241-CT ngày 4-9-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục và đào tạo; sau khi có ý kiến của các ban, ngành có liên quan, liên Bộ Giáo dục - Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính - Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ ngoài biên chế Nhà nước ở xã, phường như sau:

- Những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp trường sư phạm mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ thì được hưởng sinh hoạt phí bằng 90% mức sinh hoạt phí của giáo viên có cùng trình độ đào tạo (ở mức khởi điểm).

- Sinh hoạt phí quy định trên đây là mức thấp nhất giáo viên được hưởng. Những địa phương có khả năng giải quyết cao hơn mức quy định trên thì do địa phương quyết định.

I- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẪU GIÁO VÀ CÔ NUÔI DẠY TRẺ

1. Sinh hoạt phí.

- Những giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ đã qua đào tạo ở các trường sư phạm mẫu giáo và nuôi dạy trẻ theo chương trình thống nhất của Bộ Giáo dục và của Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em (trước đây) được hưởng sinh hoạt phí vận dụng theo chế độ tiền lương (bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp, nếu có, như phụ cấp ưu đãi, thâm niên, dạy thêm giờ, khu vực, v.v...) của giáo viên trong biên chế Nhà nước có cùng trình độ chuyên môn và thâm niên công tác quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 và Quyết định số 203-HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Mức sinh hoạt phí được tính lại dưới đây:

Trình độ đào tạo

Tiền sinh hoạt phí (đồng)

Giáo viên có trình độ đại học

Giáo viên có trình độ cao đẳng

Giáo viên có trình độ trung học

Giáo viên có trình độ sơ học

29.659

27.818

26.182

24.750

31.705

29.659

27.818

26.182

34.057

31.705

29.659

27.818

36.716

34.057

31.705

29.659

39.886

36.716

34.057

31.705

43.466

39.886

36.716

34.057

2. Lương thực.

a) Giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ được mua 20 kilôgam thóc (hoặc 13 kg gạo)/ tháng theo giá bán cho cán bộ xã, phường và y tế xã.

b) Các cô giáo được nhận ruộng khoán (hoặc được giao đất, giao rừng) của tập thể. Mức nhận ruộng tối thiểu bằng mức bình quân một nhân khẩu của hợp tác xã. Các đối tượng ăn theo như bố, mẹ, con cái của cô giáo được coi như nhân khẩu của hợp tác xã và cũng được nhận ruộng khoán. Các dịch vụ của hợp tác xã cho ruộng khoán của gia đình cô giáo áp dụng tương tự như cho gia đình xã viên hợp tác xã.

Gia đình giáo viên gặp khó khăn, hợp tác xã có thể trích quỹ trợ cấp thêm, hoặc thiếu lương thực hàng tháng thì hợp tác xã xét bán thêm trực tiếp cho họ với mức giá như bán cho xã viên trong hợp tác xã

3. Chế độ bảo hiểm xã hội.

Trước mắt thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 9-LĐTBXH/TT ngày 18-4-1989 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

4. Nguồn kinh phí đài thọ.

Nguồn kinh phí để trả sinh hoạt phí, các phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ lấy từ ngân sách xã, phường và một phần do nhân dân đóng góp. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nơi để hướng dẫn mức đóng góp của nhân dân cho phù hợp (từ 30% đến 70% kinh phí đài thọ cho giáo viên) nhằm bảo đảm đủ nguồn để giải quyết các chế độ cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ.

Đối với các xã vùng núi cao, hải đảo xa, các xã vùng biên giới, các xã vùng kinh tế mới còn nhiều khó khăn mà ngân sách xã và sự đóng góp của nhân dân không đủ chi cho sự nghiệp giáo dục thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ngân sách huyện, tỉnh, thành phố trợ cấp để bảo đảm các chế độ, chính sách cho các cô giáo theo quy định tại Thông tư này.

II - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Uỷ ban Nhân dân xã, phường và Phòng giáo dục huyện, quận, thị xã cần có kế hoạch để duy trì và phát triển các trường, lớp mẫu giáo và nhà trẻ ở địa phương. Nơi nào cha, mẹ các cháu có nhu cầu gửi các cháu và xã, phường có cơ sở vật chất, trường lớp bảo đảm để nuôi dạy các cháu thì Uỷ ban Nhân dân xã, phường phối hợp cùng Phòng giáo dục tuyển chọn các cô giáo để ra giảng dạy các cháu. Những giáo viên đã qua đào tạo và công tác tốt được ưu tiên tuyển chọn trước. Căn cứ vào số lượng các cô giáo công tác từ đầu năm học, Uỷ ban Nhân dân xã, phường làm văn bản về tổ chức cán bộ, về chế độ chính sách cho các cô giáo cũng như dự trù các chi phí khác nhằm bảo đảm cho hoạt động của trường mẫu giáo và nhà trẻ của xã, phường mình và lập dự toán kinh phí đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm của xã, phường.

2. Uỷ ban Nhân dân xã, phường có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất, trường lớp và bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách đối với các cô giáo. Các cô giáo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cha mẹ các cháu về chất lượng nuôi dạy trẻ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Hoàng Quy

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

Phạm Minh Hạc

(Đã ký)

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)