Thông tư liên bộ 22-TL-KH năm 1963 về quan hệ giữa hai ngành Thủy lợi và Khai hoang do Bộ Thủy lợi - Tổng cục Khai hoang ban hành
Số hiệu | 22-TL-KH |
Ngày ban hành | 02/08/1963 |
Ngày có hiệu lực | 17/08/1963 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Thuỷ lợi,Tổng cục Khai hoang |
Người ký | Hà Kế Tấn,Lê Quảng Ba |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
THUỶ LỢI |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 22-TL-KH |
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 1963 |
VỀ VIỆC QUAN HỆ GIỮA HAI NGÀNH THỦY LỢI VÀ KHAI HOANG
Kính Gửi:
|
- Các ông chủ tịch ủy
ban hành chính các khu, tỉnh, thành |
Thực hiện cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế miền núi, công tác nhân dân khai hoang trong hai năm qua phát triển mạnh mẽ, đã mở rộng thêm một diện tích đáng kể, phần nhiều ở vùng núi. Tuy nhiên, các cơ quan khai hoang nhất là cơ sở khai hoang tập thể, gặp nhiều khó khăn, trong ấy, vấn đề thiếu nước có ảnh hưởng nhiều đến mở rộng diện tích, đến năng suất cây trồng và sinh hoạt của quần chúng. Nói chung công tác thủy lợi ở các vùng khai hoang chưa làm được bao nhiêu.
Sở dĩ có tình trạng trên, là do quan hệ giữa ngành khai hoang, thủy lợi thiếu hoặc chưa chặt chẽ, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng, một số chính sách chưa được quy định cụ thể.
Theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ V, thứ VII và thứ VIII, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện làm cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bên cạnh vấn đề thâm canh tăng năng suất, song song với công tác khai hoang trong các nông trường quốc doanh, công tác nhân dân khai hoang có một ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng.
Đối với các vùng kinh tế mới, nghị quyết VIII của Trung ương nêu rõ “phải đặc biệt coi trọng vấn đề để bảo vệ rừng, chống xói mòn, giữ đất, giữ màu, làm thủy lợi để phát huy hiệu quả tốt và lâu dài”.
Nhưng hầu hết các vùng được khai hoang hiện nay đều khó khăn về nước (hoặc điều kiện lấy nước khó khăn, hoặc thiếu nước, hoặc thường bị thiên tai hạn, lũ) vì phần lớn là những vùng ở miền núi mà đồng bào dân tộc trước đây không thể khai vỡ canh tác, hoặc đã làm nhưng thiếu điều kiện sinh sống, sản xuất lâu dài. Mặt khác, do đặc điểm địa hình thổ nhưỡng từng vùng miền núi khác nhau, dân cư thưa thớt, nên công tác thuỷ lợi nói chung chưa được phát triển, sản xuất nông nghiệp ở miền núi còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ở miền bể, việc thau chua rửa mặn, xây dựng công trình phòng lũ, ngăn mặn đều phải làm tốt để củng cố và mở rộng diện tích trồng trọt mới khai vỡ. Cho nên, vấn đề giải quyết nước cho các vùng khai hoang là biện pháp đầu tiên phải làm, việc kết hợp công tác giữa ngành thủy lợi khai hoang là rất quan trọng, có tác dụng quyết định việc củng cố và phát triển các cơ sở khai hoang.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu khai hoang 5 năm của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố các cơ sở khai hoang hiện có và cho việc phát triển mở rộng diện tích khai hoang sau này. Bộ thủy lợi và Tổng cục khai hoang, sau khi kiểm điểm tình hình chỉ đạo công tác nhân dân khai hoang trong hai năm qua, đã thỏa thuận với nhau và ra thông tư liên Bộ quy định trách nhiệm, quan hệ, lề lối làm việc giữa hai ngành và một số quy định cụ thể và xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các hợp tác xã khai hoang theo tinh thần dưới đây:
Khai hoang là xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp mới, nên đối với công tác khai hoang, thủy lợi là biện pháp hàng đầu. Để đảm bảo công tác khai hoang phát triển vững chắc và mạnh mẽ, quan hệ giữa hai ngành phải thật chặt chẽ, trách nhiệm hai bên cần được rõ ràng, cụ thể.
Ở Trung ương, Tổng cục khai hoang quan hệ với Bộ Thủy lợi về chủ trương, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch khai hoang hàng năm, dài hạn, cụ thể từng tỉnh, vùng, cùng kết hợp nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh phong trào thủy lợi, tham gia ý kiến trong việc xây dựng các chính sách cụ thể của công tác thủy lợi đối với các vùng khai hoang.
Bộ Thủy lợi, kết hợp phương hướng và kế hoạch phát triển công tác khai hoang hàng năm, dài hạn, xét duyệt quy hạoch thủy lợi tỉnh, để kế hoạch xây dựng công trình đại thủy nông đưa nguồn nước đến vùng có khai hoang, chỉ đạo các Ty thủy lợi nghiên cứu đề xuất các biện pháp tưới cho khu vực khai hoang và hướng dẫn thực hiện. Cung cấp cán bộ kỹ thuật thủy lợi cho các hợp tác xã khai hoang theo yêu cầu của địa phương.
Ở các tỉnh có công tác khai hoang (chủ yếu là nhận nhân dân đến khai hoang). Phòng hoặc Ty khai hoang cung cấp cho Ty thủy lợi chủ trương, phương hướng, và yêu cầu cụ thể kết hợp trong việc khảo sát tìm nguồn nước, khả năng công trình, trong việc nghiên cứu đề xuất kế hoạch khai hoang và các biện pháp liên quan đến công tác thủy lợi, đôn đốc các hợp tác xã khai hoang thực hiện.
Ty thủy lợi đặt các khu khai hoang trong việc lập quy hoạch thủy lợi tỉnh, huyện, xã, đề phương án công trình thiết kế và thi công các công trình trung thủy nông phục vụ vùng khai hoang, hướng dẫn xây dựng quy hoạch tưới và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi nhỏ. Ty phải đặc biệt chú ý đến khu khai hoang, chú trọng các vùng định cư định canh, chuyển vùng canh cách của đồng bào dân tộc. Ty sử dụng lực lượng thủy lợi huyện, xã trong việc hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất mới. Ty còn có nhiệm vụ kết hợp với các Ty nông nghiệp, lâm nghiệp nghiên cứu biện pháp chống xói mòn ở các vùng khai hoang và chỉ đạo thực hiện về biện pháp thủy lợi. Ty có trách nhiệm đào tạo sơ cấp thủy lợi, công nhân máy bơm theo yêu cầu của địa phương.
Phòng thủy lợi huyện có trách nhiệm giúp đỡ hướng dẫn về kỹ thuật trong việc xây dựng công trình và quản lý khai thác công trình trong địa phương.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính tỉnh, hai ngành khai hoang và thủy lợi, phối hợp chặt chẽ các mặt công tác khai hoang. Việc tổ chức nhân dân đi khai hoang phải chú ý cân đối các mặt, như:
- Quy hoạch khai hoang.
- Quy hoạch thủy lợi.
- Quy hoạch trồng trọt.
- Quy hoạch chăn nuôi.
- Quy hoạch khai thác rừng và trồng rừng.
Các quy hoạch sơ bộ trên phải được Ủy ban hành chính tỉnh duyệt và thông qua các biện pháp thực hiện. Đặc biệt chú trọng biện pháp thực hiện quy hoạch thủy lợi, giải quyết ngay từ lúc đầu vấn đề nước cho sinh hoạt, cho chăn nuôi và bảo đảm tưới diện tích khai hoang bước đầu.
2. Lề lối làm việc giữ hai ngành:
Để bảo đảm công tác thủy lợi phục vụ tốt việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của các hợp tác xã khai hoang, lề lối làm việc giữa hai ngành quy định như sau:
- Cơ quan khai hoang (các cấp) có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc các cơ sở thực hiện các biện pháp thủy lợi, phát hiện tình hình phản ảnh kịp thời cho ngành thủy lợi ngang cấp biết, và đề xuất yêu cầu về công tác thủy lợi cho việc phát triển sản xuất.
Cơ quan thủy lợi (các cấp) có nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra tình hình xây dựng, quản lý, khai thác công trình và tình hình thực hiện các biện pháp thủy lợi ở các khu khai hoang để hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, liên hệ với cơ quan khai hoang ngang cấp để kết hợp chỉ đạo tiến hành các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Ty thủy lợi tổng hợp tình hình công tác thủy lợi ở các khu khai hoang địa phương và báo cáo lên Bộ hàng quý.