UỶ
BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC-UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
108-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 28 tháng 6 năm 1985
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
SỐ 108-TT/LB NGÀY 28-6-1985 HƯỚNG DẪN VIỆC SẮP XẾP LẠI LỰC LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC LẠI
SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 166-HĐBT NGÀY 15-12-1984 CỦA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ "CẢI TIẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN"
Việc sắp xếp lại lực lượng và tổ
chức lại sản xuất trong xây dựng đã được đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng lần
thứ V, trong các nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng và được cụ
thể hoá trong Chỉ thị số 218-CT ngày 22-8-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Một số ngành và địa phương đã có quyết định sắp xếp lại lực lượng xây dựng.
Song còn nhiều ngành và địa phương chưa thực hiện tốt chỉ thị này, do đó gặp
nhiều lúng túng, vướng mắc trong việc phát triển và cân đối lực lượng xây dựng.
Gần đây, Nghị quyết của Hội đồng
Bộ trưởng số 166-HĐBT ngày 15-12-1984 về "Cải tiến quản lý xây dựng cơ bản"
đã nêu rõ yêu cầu, nội dung, biện pháp chính sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại
sản xuất trong xây dựng.
Để nhanh chóng triển khai việc sắp
xếp lại lực lượng xây dựng gắn chặt với tổ chức lại sản xuất trong xây dựng cơ
bản, phục vụ kịp thời kế hoạch Nhà nước năm 1985, chuẩn bị kế hoạch xây dựng cơ
bản 1986-1990 đạt kết quả thiết thực, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Xây dựng
cơ bản Nhà nước hướng dẫn chung việc xắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản
xuất trong xây dựng của các ngành và địa phương như sau:
I. PHƯƠNG HƯỚNG
VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC SẮP XẾP LẠI LỰC LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG
Trong những năm trước mắt việc sắp
xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng phải nhằm khắc phục một
bước tình hình phân tán, cục bộ, chồng chéo để phát triển và củng cố cả ba lực
lượng xây dựng của các ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, huyện quận và xã,
phường, khai thác hết năng lực hiện có của các tổ chức xây dựng, bảo đảm cân đối
nhu cầu với năng lực xây dựng trong các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân. Thực sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trên từng địa
bàn ở từng công trình trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý giữa các lực lượng
xây dựng, tạo thế ổn định cho bước phát triển năng lực xây dựng trong những năm
1986-1990 đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và mở
rộng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng.
Quá trình sắp xếp lại lực lượng
xây dựng phải gắn liền với tổ chức lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý kinh
tế - kỹ thuật trong xây dựng cơ bản, củng cố các đơn vị cơ sở trong xây dựng để
giảm đầu mối, bớt cấp trung gian, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở,
tăng cường thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong xây dựng.
Việc sắp xếp lại lực lượng và tổ
chức lại sản xuất trong xây dựng phải nhằm vào tăng cường và củng cố vai trò chủ
đạo của lực lượng xây dựng quốc doanh, tăng cường quản lý và phát triển đúng mức
lực lượng xây dựng trong khu vực kinh tế tập thể, kết hợp với việc sử dụng và cải
tạo xã hội chủ nghĩa lực lượng xây dựng tư doanh.
Quá trình sắp xếp lại lực lượng
và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng phải gắn liền với kế hoạch hoá đầu tư
xây dựng cơ bản trong từng ngành và vùng lãnh thổ, bảo đảm sử dụng có hiệu quả
cao năng lực xây dựng từng địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm nhằm rút ngắn
thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành xây dựng.
II. NỘI DUNG
VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TIẾN HÀNH SẮP XẾP LẠI LỰC LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT
TRONG XÂY DỰNG
Việc sắp xếp lại lực lượng và tổ
chức lại sản xuất trong xây dựng được tiến hành đồng thời cả về lực lượng xây lắp,
lực lượng khảo sát, thiết kế, xe máy thi công, các cơ sở công nghiệp xây dựng
và cung ứng vật tư theo ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Căn cứ vào những
nguyên tắc sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng cơ bản
đã được đề ra trong Nghị quyết số 166-HĐBT, nội dung sắp xếp lại lực lượng và tổ
chức lại sản xuất trong xây dựng của các ngành và địa phương cần tập trung giải
quyết tốt những vấn đề sau:
1. Đối với các Bộ, Tổng cục được
giao quản lý các chuyên ngành xây dựng:
a) Về lực lượng xây lắp:
- Theo tinh thần Nghị quyết số
166-HĐBT để xắp xếp lại lực lượng xây lắp, các Bộ, Tổng cục được giao quản lý
các chuyên ngành xây dựng (Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu điện, Thuỷ lợi,
Mỏ và Than, Điện lực, Dầu Khí, Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Quốc phòng) cần xác định
rõ đối tượng mà chuyên ngành phải đảm nhận xây lắp. Đồng thời căn cứ vào khối
lượng xây lắp năm 1985, dự kiến kế hoạch năm 1986 và phương hướng nhiệm vụ kế
hoạch 1986-1990 cũng như quy hoạch phát triển sau năm 1990 của ngành để lập kế
hoạch sắp xếp lại và phát triển lực lượng xây lắp của mình.
- Trong việc sắp xếp lại lực lượng
xây lắp cần chú trọng kiện toàn các tổ chức xây lắp cơ sở có quy mô hợp lý và
hoạt động ổn định trong từng khu vực lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu xây dựng
trong khu vực đó.
Đơn vị cơ sở của lực lượng xây lắp
là các xí nghiệp, công ty hoặc xí nghiệp liên hợp xây lắp trực thuộc Bộ, Tổng cục
hoặc các xí nghiệp, Công ty xây lắp trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp. Tuỳ
tính chất và nhiệm vụ các tổ chức xây lắp cơ sở được kiện toàn để có quy mô hợp
lý với cơ cấu sản xuất tương đối đồng bộ đủ khả năng đảm nhận chức năng tổng thầu
xây lắp hay tổng thầu xây dựng (đối với các xí nghiệp Liên hợp, các công ty xây
lắp trực thuộc Bộ, Tổng cục), hoặc để nâng cao trình độ chuyên môn hoá theo từng
công nghệ xây dựng đủ khả năng thực hiện hợp tác liên kết kinh tế với các đơn vị
khác (đối với các Công ty xây lắp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp). Đối với
các công ty xây lắp có những đơn vị trực thuộc hoạt động tương đối độc lập trên
một địa bàn rộng cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý nhằm mở rộng quyền chủ động
trong hạch toán kinh doanh của các đơn vị đó. Cần đặc biệt chú trọng củng cố
các đội xây dựng.
Đối với các hình thức Liên hiệp
sản xuất trong xây lắp đã được thành lập trong thời gian qua cần tiến hành rút
kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả đạt được để tiếp tục kiện toàn các tổ chức này,
nhất là về cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý, phương thức hoạt động kinh doanh
và mối quan hệ kinh tế trong nội bộ Liên hiệp.
- Trong từng khu vực cần mở rộng,
phát triển và đa dạng hoá các hình thức liên kết, hợp tác giữa lực lượng xây lắp
của các ngành và của địa phương thông qua kế hoạch và hợp đồng kinh tế nhằm khắc
phục tình hình thừa, thiếu giả tạo lực lượng xây lắp trong cùng một khu vực.
Cần thực hiện sự phân công, phân
cấp hợp lý giữa lực lượng của các chuyên ngành với lực lượng xây lắp của địa
phương. Nói chung lực lượng xây lắp của các Bộ và Tổng cục được giao quản lý
các chuyên ngành xây dựng chỉ đảm nhận xây dựng những công trình lớn, kỹ thuật
phức tạp hoặc những công trình có tính chất liên tỉnh, liên vùng.
- Đối với các Bộ Nông nghiệp,
Lâm nghiệp, Tổng cục cao su, Bộ Mỏ và than... khi sắp xếp lại lực lượng xây lắp
cần chú ý củng cố và phát triển đúng mức lực lượng xây lắp trực thuộc các nông,
lâm trường hoặc Liên hiệp nông - công nghiệp, Lâm - công nghiệp trên cơ sở phân
công hợp lý giữa lực lượng này với lực lượng xây lắp trực thuộc Bộ, Tổng cục, đồng
thời cần nghiên cứu để vận dụng đầy đủ chính sách, chế độ về xây dựng cơ bản đối
với lực lượng làm công tác khai hoang, trồng mới, chăm sóc cây giống và các loại
công tác khác thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản.
- Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu để
tổ chức quản lý thống nhất công tác xây dựng cơ bản của Bộ, tập trung vào một đầu
mối nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn các lực lượng xây lắp đang làm nhiệm vụ
xây dựng phục vụ chiến đấu, xây dựng các công trình công nghiệp quốc phòng và lực
lượng tham gia xây dựng các công trình kinh tế.
Đối với các công trình công nghiệp
quốc phòng và xây dựng kinh tế cần chấp hành đúng trình tự xây dựng cơ bản và từng
bước chuyển dần hoạt động của các đơn vị xây lắp đảm nhận các công trình này
sang hình thức hạch toán kinh tế, thực hiện đầy đủ chế độ quản lý xây dựng cơ bản
của Nhà nước. Nghiên cứu để vận dụng các chế độ, chính sách về xây dựng cơ bản
cho lực lượng bộ đội và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác xây dựng.
b) Về lực lượng khảo sát:
Lực lượng khảo sát của các Bộ
Xây dựng, Giao Thông vận tải và Thuỷ lợi cần được kiện toàn và xác định phạm vi
hoạt động để tạo tiền đề cho việc thực hiện sự phân công, hợp tác liên kết với
nhau trên từng khu vực tránh trùng lặp, chồng chéo.
Các ngành Nông nghiệp, Điện lực,
Mỏ và than, Dầu khí , cơ khí luyện kim v.v.. cần củng cố và phát triển đúng mức
lực lượng khảo sát của mình để kết hợp tốt khảo sát xây dựng với khảo sát phục
vụ sản xuất.
Lực lượng khảo sát của các Bộ, tổng
cục trên có thể tổ chức thành các xí nghiệp, công ty khảo sát xây dựng trên từng
khu vực lãnh thổ. Các xí nghiệp, công ty khảo sát này là các đơn vị cơ sở có tư
cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập. Nếu lực lượng khảo sát không nhiều
thì có thể đặt trong các xí nghiệp, Viện thiết kế công trình xây dựng.
c) Về lực lượng thiết kế:
Để sắp xếp lại lực lượng thiết kế
các chuyên ngành xây dựng cần xác định rõ nhu cầu, đối tượng và phạm vi thiết kế
của chuyên ngành từ đó xác định quy mô hợp lý và phương thức hoạt động thích hợp
đối với từng loại hình tổ chức, khắc phục tình hình lộn xộn hiện nay trong công
tác thiết kế nhất là trong thiết kế công trình xây dựng.
Đơn vị cơ sở trong lực lượng thiết
kế của các chuyên ngành xây dựng là các Viện thiết kế công trình trong phạm vi
cả nước hay theo vùng lãnh thổ (miền Bắc và miền Nam).
Việc tổ chức lực lượng thiết kế
trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, liên hiệp các xí nghiệp trực
thuộc Bộ, Tổng cục sẽ được quy định cụ thể trong văn bản khác.
d) Về lực lượng xe máy thi công:
Lực lượng xe máy làm đất và nền
của mỗi ngành cần được sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá trong các công ty cơ
giới hoạt động trên từng khu vực. Đồng thời thực hiện sự liên kết kinh tế với lực
lượng xe máy của các ngành khác và của địa phương nhằm khai thác hết năng lực
hiện có của xe máy. Chỉ giao cho các tổ chức xây lắp cơ sở quản lý những xe máy
này khi có khối lượng công tác tương đối lớn hoặc việc di chuyển xe máy gây phiền
hà, lãng phí. Đồng thời cần củng cố và tăng cường bộ phận quản lý xe máy của Bộ
để theo dõi, điều động, sử dụng hợp lý lực lượng xe máy của ngành, nghiên cứu
trang bị, lập kế hoạch bảo dưỡng xe máy và chế tạo phụ tùng.
Trong việc sắp xếp lại lực lượng
xe máy thi công cần tính toán đồng bộ kế hoạch trang bị với việc phát triển các
cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật ở từng khu vực và đầu tư theo chiều sâu một số nhà máy
sửa chữa hiện có ở các khu vực tập trung máy.
e) Đối với các cơ sở công nghiệp
xây dựng:
Trong từng khu vực, nhất là
trong các khu vực có nhiều công trình xây dựng tập trung cần tăng cường đầu tư
theo chiều sâu đối với các cơ sở hiện có và thực hiện sự liên kết kinh tế với
các cơ sở của các chuyên ngành khác và của địa phương để tạo thành các cụm công
nghiệp xây dựng với cơ cấu hợp lý, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của
khu vực đó. Trước mắt có thể triển khai ở các khu vực đang có điều kiện phát
triển và có nhu cầu lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu...
Việc sắp xếp lại các cơ sở công
nghiệp xây dựng phải ăn khớp với kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
chuyên ngành trong từng kỳ kế hoạch.
g) Về lực lượng cung ứng vật tư
kỹ thuật
Việc sắp xếp lại lực lượng và tổ
chức lại sản xuất trong lĩnh vực cung ứng vật tư kỹ thuật, vật liệu xây dựng cần
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị xây lắp cơ sở trong việc tiếp nhận
vật tư kỹ thuật và vật liệu xây dựng. Vì vậy, các bộ có nhiệm vụ cung ứng cần
nghiên cứu vận dụng phương thức tổ chức cung ứng theo khu vực. Các Công ty cung
ứng khu vực chịu trách nhiệm tạo nguồn hàng, bảo đảm cung cấp vật tư kỹ thuật,
vật liệu xây dựng cho các đơn vị xây lắp trong khu vực theo đúng thời gian, số
lượng chất lượng đã quy định trong kế hoạch. Nếu có điều kiện các công ty cung ứng
vật tư có thể tổ chức lực lượng vận tải để thực hiện việc cung ứng đến chân
công trình. Khi đó các đơn vị xây lắp trong khu vực chỉ tổ chức một công ty (xí
nghiệp) cung ứng vật tư (đối với xí nghiệp liên hợp, Liên hiệp các xí nghiệp)
hoặc một phòng cung ứng vật tư và một đội vận tải (đối với các Công ty xây lắp)
để đảm nhận công tác giao dịch với công ty cung ứng khu vực và Công ty cung ứng
của địa phương, tổ chức vận chuyển, bảo quản và phân phối vật tư, vật liệu xây
dựng trong đơn vị.
Đi đôi với việc sắp xếp lại lực
lượng cung ứng, cần khuyến khích các tổ chức xây lắp cơ sở mở rộng hợp tác,
liên kết hoặc tự sản xuất vật liệu xây dựng để vừa góp phần khắc phục tình hình
khan hiếm vật liệu xây dựng hiện nay và vừa tạo chủ động trong thi công xây lắp.
2. Đối với các Bộ, Tổng cục
khác:
- Ngoài các Bộ, Tổng cục được
phép tổ chức lực lượng xây lắp chuyên ngành, các Bộ, tổng cục khác nếu có nhu cầu
tổ chức lực lượng xây lắp chuyên ngành riêng cần sớm lập phương án trình Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng xét và quyết định trong năm 1985 để kịp chuẩn bị cho các năm
sau.
Đối với các Bộ, Tổng cục còn lại
cần xuất phát từ nhu cầu công tác xây dựng trong năm 1986 và các năm tiếp theo
sau, cũng như đặc điểm, tính chất của ngành mình để lập phương án sắp xếp, tổ
chức lại lực lượng xây lắp hiện có. Trong đó cần thuyết minh rõ sự cần thiết và
hiệu quả của việc tổ chức các đơn vị xây lắp. Những đơn vị nào thường xuyên làm
ăn thua lỗ, đối tượng xây dựng không rõ ràng và khối lượng xây dựng không ổn định,
không có khả năng sản xuất kinh doanh có lãi thì cần xem xét việc giải thể và
giao thầu khối lượng cho các đơn vị đó đảm nhận cho các ngành khác.
- Các Bộ, Tổng cục quản lý sản
xuất kinh doanh cần kiện toàn các Viện hoặc xí nghiệp thiết kế của mình, xây dựng
lực lượng thiết kế công nghệ đủ mạnh để có thể đảm nhận việc thiết kế các dây
chuyền công nghệ của các loại hình sản xuất do Bộ, Tổng cục quản lý và đảm nhận
chức năng nhận thầu chính việc thiết kế các công trình đó của các ngành khác.
Việc tổ chức lực lượng thiết kế của các Bộ, Tổng cục khác, các cơ quan hành
chính sự nghiệp, các đoàn thể, Hội khoa học kỹ thuật, các Trường Đại học sẽ được
quy định cụ thể trong văn bản khác.
3. Đối với các địa phương:
a) Về lực lượng xây lắp:
- Lực lượng xây lắp của các tỉnh,
thành phố cần được kiện toàn và phát triển để tiến tới đảm nhận việc xây dựng
phần lớn nhà ở, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, nông,
lâm nghiệp vừa và nhỏ, các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương và công
trình của các cơ quan Trung ương uỷ thác.
- Trên địa bàn tỉnh, thành phố
có thể thành lập các công ty xây lắp theo các chuyên ngành chủ yếu, không phân
tán trong nhiều ngành. Nghiên cứu thí điểm việc tổ chức liên hiệp các xí nghiệp
xây lắp của tỉnh, thành phố để có điều kiện tập trung trang bị và tiền vốn xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đưa ngành xây dựng từng bước đi vào thực hiện công
nghiệp hoá. Đối với các thành phố và khu vực xây dựng tập trung cần nghiên cứu
việc tổ chức công ty hay xí nghiệp liên hợp xây dựng nhà ở, xí nghiệp hoặc Công
ty san nền, Công ty hay xí nghiệp liên hợp xây dựng các công trình kỹ thuật hạ
tầng. Riêng đối với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh, Uỷ ban nhân dân cần chủ động bàn bạc với các ngành nghiên cứu phương án
thống nhất quản lý lực lượng xây lắp để đảm nhận từng khâu quan trọng của xây dựng
(như chuẩn bị đất xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công
trình phục vụ công cộng và nhà ở...) khắc khục tình hình có quá nhiều lực lượng
xây dựng trên một địa bàn vừa chồng chéo, vừa kém hiệu quả như hiện nay.
- Trong lực lượng xây dựng của địa
phương cần có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa tỉnh, thành phố với các huyện,
quận và xã, phường.
Trên địa bàn huyện (quận) tuỳ
theo điều kiện cụ thể ở từng nơi có thể tổ chức các xí nghiệp (Công ty) xây dựng
và sửa chữa hỗn hợp để đảm nhận việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
(quận), xây dựng phố phường, sửa chữa nhà cửa và xây dựng của nhân dân. Các đơn
vị xây lắp do huyện (quận) quản lý có thể là xí nghiệp xây lắp hoàn chỉnh hoặc
không hoàn chỉnh (chỉ có bộ khung quản lý với một số ít công nhân có tay nghề
giỏi làm nòng cốt để sử dụng lực lượng hợp tác xã và lao động hợp đồng tại chỗ).
Ở các xã, phường dựa trên phương
án tổ chức phân công lao động bố trí ngành nghề có thể lập các đội công trình
chuyên ngành (thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng và xây dựng giao thông, xây dựng
nhà cửa) để đảm nhận việc xây dựng của hợp tác xã và của nhân dân... lực lượng
này do các hợp tác xã nông nghiệp hoặc Uỷ ban nhân dân phường quản lý.
- Các hợp tác xã xây dựng có vị
trí quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản của địa phương. Vì
vậy các tỉnh, thành phố, và quận, huyện cần dựa trên quy định chung của Nhà nước
và hướng dẫn của các bộ chủ quản chuyên ngành mà tăng cường quản lý các hợp tác
xã xây dựng và phát triển đúng mức lực lượng này để đảm nhận những khối lượng
công tác mà lực lượng quốc doanh không có đủ khả năng, điều kiện thực hiện. Các
địa phương cần soát xét và cấp đăng ký hành nghề cho các hợp tác xã xây dựng
chuyên ngành có đủ điều kiện quy định là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
Các hợp tác xã này được tham gia đấu thầu, trực tiếp nhận thầu xây dựng các
công trình đơn giản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân và nhận thầu từng
bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình của Nhà nước do tổ chức xây lắp quốc
doanh làm tổng thầu.
- Tiến hành cải tạo xã hội chủ
nghĩa các nhà thầu tư nhân, loại bỏ những nhà thầu không có nghiệp vụ về xây dựng,
không có phương tiện thi công nhằm xoá bỏ hình thức cai đầu dài.
b) Về lực lượng khảo sát:
Lực lượng khảo sát của các địa
phương nên được tập trung thống nhất trong một xí nghiệp hoặc Công ty khảo sát
tổng hợp trực thuộc Uỷ ban Xây dựng cơ bản của tỉnh, thành phố, để đảm nhận
toàn bộ công tác khảo sát phục vụ quy hoạch xây dựng cũng như khảo sát cho thiết
kế công trình.
Ngoài ra trong các tổ chức thiết
kế có thể có lực lượng khảo sát nhỏ để thực hiện những công tác khảo sát bổ
sung trực tiếp phục vụ cho việc thiết kế các công trình do tổ chức đó đảm nhận.
Uỷ ban Xây dựng cơ bản các tỉnh,
thành phố cần chủ trì phối hợp lực lượng khảo sát của địa phương với lực lượng
khảo sát của các ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố để lập kế
hoạch tổ chức công tác khảo sát trong tỉnh, thành phố và quản lý thống nhất các
tài liệu thu được.
c) Về lực lượng thiết kế:
Lực lượng thiết kế công trình
xây dựng của các tỉnh, thành phố có thể tổ chức thành các Viện hay Xí nghiệp
thiết kế theo các chuyên ngành chủ yếu.
Lực lượng thiết kế quy hoạch xây
dựng được tổ chức thành xí nghiệp thiết kế quy hoạch trực thuộc Uỷ ban Xây dựng
cơ bản tỉnh, thành phố. Nơi nào có lực lượng mạnh có thể thành lập Viện khảo
sát, thiết kế quy hoạch hay Viện thiết kế quy hoạch, trong đó có 1 xí nghiệp khảo
sát trực thuộc.
- Ở các tỉnh, thành phố miền Nam
cần có biện pháp sử dụng tốt lực lượng thiết kế tư nhân với sự bảo trợ của các
cơ quan thiết kế, thu hút dần họ vào các tổ chức thiết kế quốc doanh.
d) Về lực lượng xe máy thi công:
Lực lượng xe máy thi công của tỉnh,
thành phố cần được sắp xếp lại theo hướng tập trung lực lượng xe máy làm đất
trong các xí nghiệp hoặc công ty san nền trong phạm vi cả tỉnh, thành phố hoặc
trong từng khu vực. Tăng cường sự liên kết với lực lượng cơ giới của các ngành
Trung ương đóng trên địa phương thông qua các hình thức hợp đồng kinh tế góp phần
cân đối nhu cầu về xe máy, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa xe máy của các công
trình xây dựng địa phương.
e) Đối với các cơ sở công nghiệp
xây dựng:
Các tỉnh và thành phố cần chủ động
đầu tư theo chiều sâu để đồng bộ các cơ sở công nghiệp xây dựng hiện có đồng thời
kết hợp với các cơ sở công nghiệp xây dựng của các ngành Trung ương đóng tại địa
phương để một mặt đáp ứng nhu cầu xây dựng trước mắt, mặt khác tiến tới hình thành
cụm công nghiệp xây dựng với cơ cấu hợp lý, đồng bộ trong cả khu vực.
g) Về lực lượng cung ứng vật tư
kỹ thuật, vật liệu xây dựng:
Các tỉnh, thành phố cần nhanh
chóng kiện toàn tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật và vật liệu xây dựng của mình.
Các công ty cung ứng này sẽ đảm nhận toàn bộ việc tiếp nhận, bảo quản vật tư của
Nhà nước phân phối, vật tư tự sản xuất được của địa phương, giao dịch, hợp tác
với các tổ chức cung ứng của các ngành Trung ương đóng tại địa phương hoặc các
địa phương khác để tạo thêm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ vật tư kỹ thuật, vật liệu
xây dựng cho các đơn vị xây lắp theo đúng kế hoạch và tiến độ. Một số nơi có điều
kiện cần nghiên cứu làm thí điểm phương thức cung ứng đồng bộ đến chân công
trình.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Thực hiện Nghị quyết số 166-HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng trong phương án cụ thể của các ngành và địa phương về cải
tiến quản lý xây dựng cơ bản theo tinh thần nghị Quyết số 166-HĐBT cần nêu đầy
đủ những vấn đề sau đây về sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất trong
xây dựng của các ngành và các địa phương.
1. Đánh giá lực lượng xây dựng của
ngành và địa phương
Trong đó cần:
- Đánh giá lại năng lực hiện có
về xây lắp, khảo sát, thiết kế, xe máy thi công và các cơ sở công nghiệp xây dựng.
- Phân tích mức độ cân đối giữa
năng lực xây dựng với nhu cầu xây dựng; những thiết sót, tồn tại trong tổ chức,
sắp xếp lực lượng xây dựng đã làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch xây dựng
cơ bản của ngành hoặc của địa phương.
- Những bất hợp lý trong việc
phân công giữa các chuyên ngành xây dựng cũng như trong việc phân công phân cấp
giữa lực lượng xây dựng của các ngành Trung ương và địa phương.
2. Xây dựng phương án sắp xếp lại
lực lượng và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng của ngành và địa phương.
Trong quý III/1985 căn cứ vào chỉ
tiêu của kế hoạch năm 1986 và phương hướng nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm
1986-1990, dựa theo những nội dung và biện pháp chủ yếu sắp xếp lại lực lượng
và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng đã nêu trong Thông tư, các ngành và địa
phương tiến hành lập phương án sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất
trong xây dựng để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 1986 và kế
hoạch 5 năm 1986-1990 của ngành và địa phương. Nội dung phương án bao gồm mấy vấn
đề chủ yếu sau: - Xác định khối lượng công tác xây dựng trong kỳ kế hoạch bao gồm
khối lượng các công trình chuyển tiếp, các công trình đầu tư theo chiều sâu và
đồng bộ, các công trình mới khởi công.
Đối với các Bộ, Tổng cục được
giao quản lý các chuyên ngành xây dựng cần nêu rõ khối lượng nhận thầu của các
ngành khác, khối lượng giao thầu cho các ngành khác, khối lượng phân cấp cho địa
phương đảm nhận.
Đối với các tỉnh, thành phố cần
nêu rõ khối lượng phân theo nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, vốn tự có...); khối
lượng nhận thầu của các ngành Trung ương; khối lượng phân cấp cho huyện, quận đảm
nhận.
- Xác định nhu cầu về lực lượng
xây dựng (kể cả lực lượng xây lắp, lực lượng khảo sát thiết kế, xe máy thi
công, cơ sở công nghiệp xây dựng) cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đã được
giao; cân đối với năng lực hiện có để lập kế hoạch phát triển lực lượng xây dựng.
Trong kế hoạch này cần nêu rõ những biện pháp cụ thể trong việc tổ chức, sắp xếp
lại lực lượng xây dựng, những khả năng cân đối lực lượng xây dựng (như liên kết
với lực lượng xây dựng của các ngành khác trong cùng khu vực, với lực lượng xây
dựng của địa phương...) nhu cầu cần phải bổ sung thêm về lực lượng xây lắp, lực
lượng khảo sát, thiết kế, xe máy thi công và cơ sở công nghiệp xây dựng theo từng
khu vực, cùng với vốn đầu tư cần thiết và hướng giải quyết.
- Kiện toàn các đơn vị cơ sở:
xác định số lượng, hình thức tổ chức, quy mô năng lực cần thiết và phạm vi hoạt
động của các đơn vị cơ sở. Định rõ các hình thức liên hiệp (nếu có) và mối quan
hệ về kinh tế giữa các đơn vị xây lắp trong nội bộ liên hiệp cũng như trong nội
bội các công ty xây lắp. Trên cơ sở đó lập danh mục chính thức các tổ chức xây
dựng cơ sở (bao gồm xây lắp, khảo sát, thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế
công trình xây dựng, cung ứng vật tư và vận tải chuyên dùng trong xây dựng...)
của ngành và địa phương trong kế hoạch 1986 và 1986-1990.
- Biện pháp chấn chỉnh và quản
lý lực lượng xây dựng khu vực tập thể và cải tạo lực lượng xây dựng tư doanh.
- Những đề nghị về chế độ, chính
sách cần giải quyết để thực hiện phương án trên.
Trong quá trình lập phương án sắp
xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng, các ngành và địa
phương cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và các cơ quan
quản lý Nhà nước.
- Các phương án sắp xếp lại lực
lượng và tổ chức lại sản xuất trong xây dựng của các ngành và địa phương cần được
gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng
cơ bản Nhà nước trước ngày 30 tháng 9 năm 1985 để tổng hợp giúp Thường vụ Hội đồng
Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác này.
Trên đây là một số vấn đề chủ yếu
cần tập trung giải quyết khi tiến hành sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản
xuất trong xây dựng. Trong quá trình triển khai nếu gặp vướng mắc đề nghị các
ngành và địa phương phản ánh kịp thời cho Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng nghiên cứu và giải quyết.
Đỗ
Quốc Sam
(Đã
ký)
|
Hoàng
Quy
(Đã
ký)
|