Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường nước và không khí do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 17/05/2017 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2017/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Điều 3 Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ pháp chế;;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường nước và không khí.
Thông tư này quy định chi tiết kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường nước và không khí tại khoản 1 điều 3 của Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam có liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia và quản lý, khai thác và trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn dữ liệu là một cách thức quy định dữ liệu và lưu trữ dữ liệu, dữ liệu chuẩn hóa chỉ tồn tại ở một dạng nguyên mẫu nhất định. Chuẩn dữ liệu giúp loại bỏ dữ liệu dư thừa và bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu.
2. Siêu dữ liệu khí tượng thủy văn là các thông tin mô tả về nội dung, nguồn gốc, chất lượng, phương pháp xử lý và các thông tin khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Cấu trúc dữ liệu là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.
4. Kiểu thông tin của dữ liệu là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ liệu.
5. Hệ cao độ quốc gia là hệ cao độ được sử dụng thống nhất trong toàn quốc có điểm gốc cao độ đặt tại Hòn Dấu – Hải Phòng.
6. Hệ VN-2000 là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
7. VN -2000 là tên hệ qui chiếu và hệ tọa độ Quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg, ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ (Theo Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT, ngày 18 tháng 06 năm 2009 quy định về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ).
8. Cao độ hải đồ (số "0 hải đồ" hay số “0” độ sâu) là mặt phẳng chuẩn quy ước được chọn làm gốc để đo độ sâu của biển, mặt này là một mặt phẳng nằm ngang, được quy định cho từng vùng biển sử dụng số "0" này và thường được chọn là mực nước thấp nhất có thể có theo điều kiện thiên văn (nước ròng thấp nhất) tại vùng này. Sô “0” độ sâu Nhà nước (Việt Nam) là mặt mực chuẩn trùng với mực nước triều thấp nhất lịch sử tại trạm Hòn Dấu.
9. XML (eXtensible Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là ngôn ngữ xây dựng tài liệu văn bản có cấu trúc phục vụ mục đích trao đổi dữ liệu.
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KỸ THUẬT CÁC BỘ CHUẨN DỮ LIỆU
2. Hệ tọa độ không gian: Áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia theo quy định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
3. Hệ quy chiếu thời gian: Ngày, tháng, năm theo năm Dương lịch; giờ, phút, giây theo múi giờ Việt Nam (UTC+07:00).
1. Thông tin dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường nước và không khí và ô dôn – bức xạ cực tím được quy định tại Khoản 1 Điều 3 thông tư 07/2016/TTBTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 Quy định các bộ dữ liệu , chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn Quốc gia.