Dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 27/10/2022
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /       /TT-BCT

DỰ THẢO 03
Ngày 27/10/20
22

Hà Nội, ngày      tháng      năm   

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÁCH XÁC ĐỊNH HÀNG HOÁ SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về việc rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.

2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc quy định của nước nhập khẩu về xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” bao gồm: hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa chế tạo tại Việt Nam, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, hàng hóa sản xuất bởi Việt Nam, hàng hóa là sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa do Việt Nam sản xuất.

2. “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

3. “Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa” là quá trình sản xuất được thực hiện để tạo ra hàng hoá, bao gồm cả công đoạn gia công, chế biến chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hoá và công đoạn gia công, chế biến đơn giản không làm thay đổi đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

4. “Đơn giản” là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng và không làm thay đổi bản chất của hàng hoá.

5. “Mã số hàng hoá” là mã số của từng loại hàng hoá được quy định cụ thể trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

6. “Nguyên liệu” là vật liệu hay chất liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp để tạo thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.

7. “Chuyển đổi mã số hàng hóa” là sự thay đổi về mã số hàng hoá của nguyên liệu so với mã số hàng hóa của hàng hóa được tạo ra ở Việt Nam trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không phải là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

8. “Hàm lượng giá trị Việt Nam” là tỷ lệ phần giá trị gia tăng tại Việt Nam của hàng hóa để làm cơ sở xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Chương II

XÁC ĐỊNH HÀNG HOÁ SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

[...]