Thông tư 97/1998/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ tín dụng đào tạo do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 97/1998/TT-BTC
Ngày ban hành 11/07/1998
Ngày có hiệu lực 26/07/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 97/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 97/1998/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG ĐÀO TẠO

Thi hành Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quỹ tín dụng đào tạo, sau khi đã có sự thoả thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 502/CV-NHNN1 ngày 11/6/1998, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ tín dụng đào tạo như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quỹ tín dụng đào tạo được thành lập để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên phạm vi cả nước. Quỹ tín dụng đào tạo được giao cho 1 Ngân hàng thương mại quốc doanh quản lý (sau đây gọi tắt là Ngân hàng quản lý Quỹ) theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng quản lý Quỹ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ trước pháp luật.

2. Quỹ tín dụng đào tạo có vốn thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng (một trăm tỷ đồng), Quỹ tín dụng đào tạo hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Được miễn nộp khoản thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trường hợp có lãi, được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của Quỹ.

3. Năm tài chính của Quỹ bắt đầu tư ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm.

4. Quỹ tín dụng đào tạo chịu sự quản lý tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, Pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định tại Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng đào tạo:

a. Vốn của Quỹ tín dụng đào tạo khi thành lập là 100 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau:

- Ngân sách Nhà nước cấp 30 tỷ đồng.

- Phần còn lại do:

+ Ngân hàng Nhà nước cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ.

+ Các Ngân hàng thương mại tự nguyện góp vốn.

+ Nguồn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b. Nguồn vốn bổ sung hàng năm:

- Ngân hàng Nhà nước cấp bổ sung theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Ngân hàng Nhà nước cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ.

- Các Ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc tự nguyện đóng góp.

- Vốn tự nguyện đóng góp, tài trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại với lãi suất ưu đãi hoặc không phải trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

2. Quản lý, sử dụng vốn.

- Nguồn vốn của Quỹ tín dụng đào tạo được dùng để cho vay đối với sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức tiền cho vay tối đa đối với mỗi một học sinh, sinh viên của Quỹ phải thực hiện theo đúng Thể lệ tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành áp dụng đối với Quỹ.

- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ chỉ được phép gửi tại Ngân hàng quản lý Quỹ. Ngân hàng quản lý Quỹ phải trả lãi cho khoản tiền gửi này theo lãi suất bằng lãi suất Quỹ tín dụng đào tạo cho vay ra.

- Ngân hàng quản lý Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, cho vay và thu hồi vốn theo đúng thể lệ tín dụng, đúng đối tượng và có hiệu quả.

3. Thu chi tài chính của Quỹ tín dụng đào tạo.

a. Thu nhập của Quỹ gồm các khoản sau:

[...]