Thông tư 80/1999/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 80/1999/TT-BTC
Ngày ban hành 29/06/1999
Ngày có hiệu lực 14/07/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 80/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 80/1999/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀ CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ DO KHO BẠC NHÀ NƯỚC NHẬN GỬI VÀ BẢO QUẢN

Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 5/4/1995 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước (KBNN) nhận gửi và bảo quản như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG, NGUỒN TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀ CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ KBNN BẢO QUẢN:

1/ Đối tượng bảo quản:

KBNN nhận giữ và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá theo quy định tại Thông tư này bao gồm: Các loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, cổ vật, bảo vật quốc gia, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái...

2/ Nguồn gốc tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do KBNN nhận bảo quản bao gồm:

- Do Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng của địa phương bàn giao cho KBNN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thuộc quỹ dự trữ Tài chính Nhà nước do Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

- Do các cơ quan chức năng bắt giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

- Tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc đã xác lập sở hữu Nhà nước.

- Thuộc sở hữu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân gửi KBNN bảo quản, cất giữ.

- Các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá khác Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

3/ KBNN không nhận bảo quản các tài sản và chứng chỉ sau đây:

- Không phải loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá.

- Luật pháp cấm mua bán, tàng trữ.

II- HÌNH THỨC NHẬN BẢO QUẢN:

1/ KBNN nhận bảo quản tài sản quý hiếm, chứng chỉ có giá theo túi, gói niêm phong không qua kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng trong trường hợp:

- Tài sản quý hiếm, chứng chỉ có giá do các cơ quan chức năng như: Công an, Viện Kiểm sát, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm... bắt giữ đã lập biên bản thu giữ, tạm giữ và đóng gói niêm phong theo đúng quy định.

- Tài sản quý hiếm, chứng chỉ có giá thuộc sở hữu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân gửi KBNN bảo quản không yêu cầu kiểm định và được KBNN chấp thuận.

2/ Các trường hợp khác, trước khi KBNN nhận bảo quản theo túi, gói niêm phong, tài sản quý hiếm, chứng chỉ có giá phải được kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng. Việc kiểm định do KBNN hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện có sự chứng kiến của cán bộ KBNN và chủ sở hữu tài sản.

III- TRÌNH TỰ GIAO, NHẬN TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀ CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ (SAU ĐÂY GỌI CHUNG LÀ TÀI SẢN):

1/ KBNN nhận tài sản:

1.1- Kiểm tra các giấy tờ trước khi nhận:

Khi gửi, nộp tài sản vào KBNN, bên giao phải có công văn (đối với cơ quan, đơn vị, đoàn thể) hoặc đơn (đối với cá nhân) xin gửi kèm theo bảng kê chi tiết hiện vật gửi và hồ sơ giấy tờ có liên quan phù hợp với nguồn gốc của từng loại tài sản; Cụ thể:

a/ Đối với tài sản thuộc dự trữ tài chính Nhà nước:

+ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc nhập tài sản quý hiếm vào Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước.

+ Biên bản kiểm định số lượng, trong lượng, chất lượng.

[...]