HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
77-CP
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 04 năm 1973
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XỬ LÝ THIẾT BỊ, VẬT TƯ Ứ ĐỌNG Ở CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC
DOANH SAU CUỘC KIỂM KÊ TÀI SẢN 0 GIỜ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1973
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để có thể huy động sử dụng
nhanh chóng số thiết bị, vật tư ứ đọng ở các xí nghiệp quốc doanh sau cuộc kiểm
kê tài sản lúc 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1973.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 27 và 28
tháng 03 năm 1973.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. –
Giám đốc các xí nghiệp quốc doanh trung ương, bao gồm các xí nghiệp sản xuất,
xây dựng, vận tải và các công ty vật tư (dưới đây gọi tắt là xí nghiệp) phải dựa
vào tài liệu kiểm kê tài sản lúc 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1973, làm báo cáo
thiết bị, vật tư ứ đọng, xác định cụ thể danh mục, số lượng, giá trị thiết bị,
vật tư ứ đọng, và đề ra phương án xử lý nhằm huy động nhanh chóng thiết bị, vật
tư ứ đọng ở xí nghiệp ra sử dụng một cách có lợi nhất cho nền kinh tế, giảm bớt
thiệt hại cho Nhà nước, tạo điều kiện ổn định tình hình xí nghiệp, đưa việc quản
lý tài sản ở xí nghiệp vào nền nếp.
Thiết bị, vật tư ứ đọng nói
trong quyết định này bao gồm mọi thiết bị, vật tư còn mới hoặc đã kém, mất phẩm
chất mà xí nghiệp không cần dùng để hoàn thành kế hoạch sản xuất: kinh doanh
doanh năm 1973 và chuẩn bị kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 1974.
Điều 2. -
Tuỳ theo tình hình cụ thể, phương án xử lý thiết bị, vật tư ứ đọng của xí nghiệp
phải giải quyết theo các hướng sau đây:
- Dự trữ vượt định mức ở xí nghiệp
để dùng ở xí nghiệp
- Điều trả lại hệ thống cung ứng
vật tư Nhà nước.
- Giao dịch với các cơ sở kinh tế
quốc doanh trung ương, địa phương hoặc hợp tác xã để tiêu thụ.
- Chuyển cho các cơ sở nghiên cứu
(để làm phương tiện nghiên cứu), các trường học (để làm phương tiện, đồ dùng học
tập, xưởng trường), các bệnh viện (để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh).
- Huỷ bỏ để thu hồi nguyên liệu,
phụ tùng.
- v. v…
Kèm theo phương án xử lý thiết bị,
vật tư ứ đọng, xí nghiệp phải xác định các phí tổn về tài chính của phương án xử
lý,bao gồm: chi phí sữa chữa, chi phí vượt định mức do bảo quản lâu ngày gây
ra, thiệt hại về giảm giá, thiệt hại về huỷ bỏ thiết bị, vật tư ứ đọng, v. v…
Điều 3. –
Giám đốc xí nghiệp phải trực tiếp chỉ đạo phối hợp với các bộ phận kế hoạch, kỹ
thuật, vật tư, tài vụ ở xí nghiệp để làm báo cáo và phương án xử lý thiết bị, vật
tư ứ đọng như đã nói ở điều 1 và điều 2; chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm
1973, phải làm xong và gửi cho các cơ quan sau đây:
- Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp.
- Ban chỉ đạo thanh lý tài sản của
Chính phủ.
- Bộ vật tư
- Bộ Tài chính.
Nếu giám đốc xí nghiệp báo cáo
không đầy đủ, đề nghị phương án xử lý không rõ ràng để thiệt hại thiết bị, vật
tư của Nhà nước thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
Điều 4.
- Đối với các loại thiết bị, vật tư ứ đọng thuộc diện thống nhất quản lý
của Nhà nước thì xử lý như sau:
a) Bộ Vật tư phải thu hồi về các
kho các loại kim loại mầu, thép hợp kim, thép chế tạo quý, thiết bị còn tốt có
thể đưa vào kế hoạch phân phối của Nhà nước.
b) Đối với các loại trên, nếu vì
bất cứ lý do gì chưa thể thu hồi về kho. Bộ Vật tư vẫn phải tiến hành nhận bản
giao, thanh toán tiền cho xí nghiệp và đài thọ cho xí nghiệp mọi phí tổn bảo quản
cần thiết kể từ khi nhận bàn giao.
c) Trường hợp số lượng ứ đọng
ít, hoặc xét thu hồi không có lợi, Bộ Vật tư có thể ra văn bản uỷ quyền xử lý
cho Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp hoặc cho xí nghiệp.
d) Bộ Vật tư phải thi hành xong
các khoản a, b, c trong điều 4 này, chậm nhất hai tháng sau khi nhận được báo
cáo và phương án xử lý của xí nghiệp.
đ) Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp
hoặc xí nghiệp, nếu được uỷ quyền, phải xử lý xong số thiết bị, vật tư ứ đọng
thuộc diện thống nhất quản lý của Nhà nước, chậm nhất hai tháng sau khi nhận được
văn bản ủy quyền của Bộ Vật tư.
Điều 5. -
Đối với các loại thiết bị, vật tư ứ đọng không thuộc diện thống nhất quản lý
của Nhà nước thì chậm nhất hai tháng sau khi nhận được báo cáo và
phương án xử lý của xí nghiệp, Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp phải ra văn bản
duyệt phương án xử lý cho xí nghiệp. Trong đó ghi rõ:
- Các biện pháp xử lý (kèm theo
danh mục, số lượng, giá trị thiết bị, vật tư ứ đọng theo từng biện pháp xử lý).
- Ước tính các phí tổn về tài
chính để thực hiện các biện pháp xử lý.
Nếu xét cần thiết, Bộ, Tổng cục
chủ quản xí nghiệp tham khảo ý kiến các cơ quan tổng hợp của Nhà nước có liên
quan trước khi duyệt phương án xử lý: ngược lại các cơ quan tổng hợp của Nhà nước
có liên quan, trước hết là Ban lãnh đạo thanh lý tài sản của Chính phủ và Bộ
Tài chính, cần chủ động góp ý kiến trước khi Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp
duyệt phương án xử lý cho xí nghiệp.
Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp
phải gửi văn bản duyệt phương án xử lý đến Ban chỉ đạo thanh lý tài sản của
Chính phủ và Bộ Tài chính để theo dõi.
Điều 6. –
Căn cứ vào phương án xử lý đã được Bộ, Tổng cục chủ quản duyệt. Giám đốc xí
nghiệp có trách nhiệm thi hành một cách khẩn trương, có quyền tổ chức giới thiệu
hàng, giao dịch với khách hàng để tiêu thụ các loại thiết bị, vật tư ứ đọng.
Trường hợp cần giảm giá thiết bị,
vật tư ứ đọng để tiêu thụ trong nội bộ khu vực kinh tế quốc doanh thì hai bên
xí nghiệp mua và bán bàn bạc thỏa thuận với nhau và ghi vào hợp đồng theo
nguyên tắc là: phải dựa vào giá chỉ đạo của Nhà nước, đồng thời tuỳ theo phẩm
chất và giá trị sử dụng thực tế còn lại mà điều chỉnh giảm giá cho thích hợp.
Việc định giá bán thiết bị, vật
tư ứ đọng cho khu vực kinh tế tập thể do Giám đốc xí nghiệp đề nghị và Bộ, Tổng
cục chủ quản xí nghiệp quyết định; nếu khối lượng tiêu thụ không lớn thì Bộ, Tổng
cục chủ quản có thể ra văn bản ủy quyền cho Giám đốc xí nghiệp định giá.
Điều 7. -
Bộ Vật tư cũng như Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp phải làm đầy đủ trách nhiệm
của mình trong phạm vi thời hạn đã nói ở các điều 4 và 5. Nếu để chậm Giám đốc
xí nghiệp được quyền chủ động xử lý thiết bị, vật tư ứ đọng ở xí nghiệp theo
đúng phương án xử lý của xí nghiệp đề nghị.
Điều 8. –
Căn cứ trách nhiệm và quyền hạn đã nói ở các điều 3,4,5,6 và 7 trên đây, Thủ
trưởng các Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp và Giám đốc xí nghiệp phải:
a) Trực tiếp xét và xử lý các
thiết bị, vật tư ứ đọng ở xí nghiệp, không được ủy quyền cho cán bộ khác.
b) Ký quyết định xử lý các trường
hợp phải giảm giá, cho không, hủy bỏ thiết bị, vật tư ứ đọng, quyết định xử lý
được coi là chứng từ gốc của kế toán và phải gửi cho Bộ Tài chính một bản.
Điều 9.
– Bộ, Tổng cục chủ quản xí nghiệp phải:
a) Xử lý xong các thiết bị, vật
tư ứ đọng ở tất cả các xí nghiệp trong ngành trong quý III- 973.
b) Định rõ và chỉ đạo xí nghiệp
thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục các nguyên nhân gây
ra ứ đọng, chấm dứt tình trạng ứ đọng mới.
c) Trong quý IV-1973, làm xong
và gửi cho Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo thanh lý tài sản của Chính phủ, Bộ
Tài chính báo cáo kết thúc đợt xử lý, nêu rõ các kết quả đạt được, những vấn đề
cần giải quyết tiếp, tổng hợp toàn bộ số phí tổn về tài chính của Bộ, Tổng cục
trong đợt xử lý.
d) Trực tiếp làm việc và giải
quyết với Bộ Tài chính các phí tổn về tài chính.
Điều 10.
- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Vật tư, Ngân hàng Nhà nước
phải theo sát tình hình xử lý thiết bị, vật tư ứ đọng ở các xí nghiệp và ở các
ngành. Phải nêu cao tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, kịp thời và chủ động giải
quyết mọi việc cần thiết trong phạm vi chức năng của mình để phục vụ, thúc đẩy
và kiểm tra việc xử lý thiết bị, vật tư ứ đọng ở các xí nghiệp và ở các ngành.
Điều 11. –
Ban chỉ đạo thanh lý tài sản của Chính phủ phải tăng cường hoạt động, giúp
Chính phủ chỉ đạo thi hành quyết định này. Phải định chế độ báo cáo cho các
ngành và các xí nghiệp, kịp thời nắm tình hình, phát hiện vấn đề để chủ động giải
quyết, phải đôn đốc, kiểm tra các ngành và các xí nghiệp thi hành quyết định
này.
Điều 12.
– Căn cứ vào quyết định này, Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố có trách nhiệm
hướng dẫn việc xử lý thiết bị, vật tư ứ đọng ở các xí nghiệp địa phương.
|
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|