Thông tư 76-UB/CQL năm 1961 quy định về tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành

Số hiệu 76-UB/CQL
Ngày ban hành 17/08/1961
Ngày có hiệu lực 17/08/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
Người ký Nguyễn Côn
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
*******

Số: 76-UB/CQL

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1961

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÁC NGÔI NHÀ DÂN DỤNG

Ngày 26 tháng 6 năm 1959, Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã ban hành bản “Quy định tạm thời về tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng” (Công văn số 1359-UB/CQL). Qua quá trình áp dụng từ đó đến nay, Ủy ban xét thấy các tiêu chuẩn này rất thích hợp với hoàn cảnh nước ta, trừ một số ít điểm chưa được hợp lý.

Vì vậy, Ủy ban kế hoạch Nhà nước cho sửa chữa lại một số điểm, cho thích hợp và quyết định ban hành tiêu chuẩn thiết kế chính thức.

Bản “Tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng” sẽ có giá trị thay thế bản quy định tạm thời số 1359-UB/CQL kể từ ngày ký Thông tư này.

 

 

KT. CHỦ NHIỆM
ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Côn

 

TIÊU CHUẨN

THIẾT KẾ CÁC NGÔI NHÀ DÂN DỤNG

I. QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC

Tùy theo tính chất sử dụng và có các tiêu chuẩn xây dựng tương tự như nhau, các ngôi nhà dân dụng chia làm 8 loại sau đây:

1. Loại nhà ở, gồm có: nhà ở gia đình, nhà ở tập thể công nhân viên, ký túc xá học sinh, nhà dưỡng lão, nhà giữ trẻ, nhà nghỉ mát, khách sạn, nhà khách hay chiêu đãi sở, trại trẻ (vườn trẻ).

2. Loại cơ quan, gồm có: trụ sở các Ủy ban và đoàn thể, trụ sở các cơ quan chính trị, hành chính kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn phòng các xí nghiệp, văn phòng các trường học và các bệnh viện v.v…

3. Loại trường học, gồm có: lớp học, giảng đường, phòng thí nghiệm, các học viện, thư viện.

4. Loại Y viện, gồm có: bệnh xá, bệnh viện, viện điều dưỡng, nhà hộ sinh, viện quang tuyến và các cơ sở chữa bệnh khác.

5. Loại nhà văn hóa, gồm có: Hội trường, rạp hát, chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà triển lãm.

6. Loại cửa hàng, gồm có: các cửa hàng lớn, tiệm ăn và nhà ăn công cộng lớn.

7. Loại nhà phục vụ sinh hoạt, gồm có: các loại nhà phục vụ sinh hoạt công cộng ở các khu dân cư tập trung, quán hàng quán ăn hay giải khát, ga ra ô tô, nhà tắm, nhà giặt, hiệu may, hiệu cắt tóc, xưởng sửa chữa giầy, v.v… và các loại nhà phụ thuộc: nhà thường trực, nhà gác cổng, nhà bếp, kho đồ đạc v.v…

8. Loại nhà đặc biệt, gồm có: trụ sở Quốc hội, nhà bảo tàng, cung văn hóa, nhà hát nhân dân, thể dục quán, khách sạn quốc tế. Khu triển lãm, các ngôi nhà có tính chất kỷ niệm và tất cả các ngôi nhà quy cách đặc biệt mà không nằm trong 7 loại nói trên.

II. QUY ĐỊNH VỀ CHIỀU CAO CÁC TẦNG NHÀ

Chiều cao của một tầng nhà là chiều cao tính từ mặt sàn của tầng đó đến mặt sàn của tầng trên, hay đến mặt trên của xà trần (đối với tầng cuối cùng).

Chiều cao của nhà một tầng là chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt trên của xà trần, hay mặt trên của quá giang (đối với nhà không có trần).

Chiều cao tầng hầm của tất cả các loại nhà (được phép có tầng hầm) quy định nhất loạt là 2m40.

Chiều cao các loại nhà tạm thời quy định nhất loại là 2m70, trừ các hội trường quy định là 4m.

Chiều cao các tầng nhà quy định như sau:

Loại kiến trúc

Chiều cao tầng nhà

Bị chú

1. Loại nhà ở:

3,30m

 

2. Loại cơ quan: chung

Trụ sở các Bộ, Ủy ban và đoàn thể Trung ương

3,30

3,60

 

3. Loại trường học

3,90

 

4. Loại Y viện

3,60

 

5. Loại nhà văn hóa:

Hội trường dưới 500 chỗ ngồi

Hội trường từ 500 – 800 chỗi ngồi

Hội trường trên 800 chỗ ngồi

Câu lạc bộ

Nhà văn hóa

 

5,40

6,00

6,60

3,60

3,90

 

 

Nếu có ban công 6,60

Nếu có ban công 7,20

Không tính phòng biểu diễn theo tiêu chuẩn chiều cao hội trường

6. Loại cửa hàng

3,90

7. Loại nhà phục vụ sinh hoạt

3,00

III. QUY ĐỊNH VỀ HIÊN VÀ HÀNH LANG

[...]